TP. Hà Nội xin ‘quản’ toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN

Thứ hai, 01/06/2020 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) UBTV Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ để lại ngân sách TP. Hà Nội toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước.

TP. Hà Nội xin giữ lại số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước để xây dựng đường sắt đô thị. Ảnh minh họa

TP. Hà Nội xin giữ lại số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước để xây dựng đường sắt đô thị. Ảnh minh họa

Sáng 1/6, UBTV Quốc hội tiếp tục phiên họp 45 (đợt 2), xem xét tờ trình của Chính phủ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP.Hà Nội.

Ngoài những chính sách đã được UBTV Quốc hội thống nhất trình ra Quốc hội tại phiên họp 44 hồi tháng 4, UBND TP. Hà Nội đề nghị bổ sung 3 chính sách đặc thù: HĐND TP. Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức); ngân sách TP.Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; ngân sách TP. Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các DN của Thành phố.

Báo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải cho biết, theo luật Ngân sách nhà nước 2017, các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn DN là nguồn thu ngân sách mà TP được hưởng 100%.

Tuy nhiên, do quá trình cổ phần hóa, thoái vốn diễn ra từ trước năm 2017 nên số khoản đã thu hồi vẫn do UBND TP quản lý. Do đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng ý với đề xuất này của Chính phủ.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát lại một số văn bản quy định về việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư tại các DN nhà nước do UBND tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu để sửa đổi cho thống nhất với luật Ngân sách nhà nước hoặc các khoản thu này theo quy định của luật Ngân sách nhà nước là 100% của thu ngân sách địa phương thì không quy định lại trong nghị quyết này.

Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý việc cho phép Hà Nội giữ lại khoản tiền cổ phần hóa, thoái vốn tại DN của Thành phố vì rằng, việc chuyển khoản tiền này về Ủy ban Quản lý nhà nước (SCIC) là “vô lý”.

Phát biểu sau đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nếu tính tổng tài sản cổ phần hóa DN thì Hà Nội còn khoảng 25.000 tỉ đồng theo giá trị vốn. “Thời gian vừa qua thực hiện cổ phần hóa, Thành phố đã thu được 11.000 tỉ đồng nhưng mấy năm qua cũng giữ lại không nộp về quỹ Tài chính của SCIC”, ông Chung nói và cho biết, các lão thành nhiều thế hệ cho rằng đây là tiền do Thành phố đầu tư nên phải giữ lại. Vì vậy, "nếu lần này Quốc hội quyết định được việc này thì các cụ lão thành rất phấn khởi".

Về mục đích sử dụng số tiền xin giữ lại này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Hà Nội xin Quốc hội để xây dựng đường sắt đô thị. Theo ông Chung, hiện Hà Nội đang triển khai 2 dự án đường sắt đô thị, dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 tới. Theo đó, tuyến đường sắt ga Hà Nội - Hoàng Mai trị giá hơn 40.000 tỉ đồng và tuyến đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc trị giá 66.000 tỉ đồng.

“Cả 2 dự án xây dựng hoàn toàn bằng vốn của Hà Nội. Một là lấy từ nguồn vốn cổ phần hóa, hai là vốn từ ngân sách Thành phố trong 5 năm bỏ ra 15.000 tỉ đồng và thứ 3 là phát hành trái phiếu”, ông Chung nêu.

Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, đồng ý trình Quốc hội đề xuất này. Tuy nhiên, ông Hiển nói, việc TP. Hà Nội dùng số tiền này vào việc gì là theo thẩm quyền của HĐND Thành phố “Lưu ý, mức đó vượt quá mức đầu tư của dự án nhóm A, thuộc về công trình trọng điểm thì phải xin ý kiến Quốc hội, đó là quy định của luật”, ông Hiển nói.

Thế Vũ

Tin khác

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức