TP. HCM đưa 4 nhóm giải pháp tăng cường thực hiện Chỉ thị 16, sớm kiểm soát Covid-19

Thứ năm, 22/07/2021 12:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chưa thể kiểm soát, buộc TP. HCM phải áp dụng kịch bản thứ 2 là tăng cường thực hiện Chỉ thị 16. Ngày 22/7, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM quyết định đưa ra 4 nhóm giải pháp tăng cường thực hiện chỉ thị 16.

TP. HCM đã đề ra 3 kịch bản sau 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Cụ thể, kịch bản thứ 1 áp dụng khi TP kiểm soát được dịch bệnh, lúc này sẽ xem xét lại việc thực hiện chỉ thị 16.

Kịch bản thứ 2 là khi TP chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng, lúc này sẽ tiếp tục chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện 16+ ở một số địa bàn. Kịch bản thứ 3 là dịch gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát, Thành phố phải tính đến tình huống phong tỏa với biện pháp mạnh hơn.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP. HCM - Phan Văn Mãi.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP. HCM - Phan Văn Mãi.

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay chưa thể kiểm soát, các ca nhiễm mỗi ngày có hướng gia tăng, vì thế TP. HCM đang chuẩn bị cho kịch bản thứ 2, đó là giải pháp tăng cường thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tại cuộc họp vào chiều ngày 21/7, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP. HCM cho biết, dù TP rất nỗ lực nhưng vẫn không đạt được kịch bản thứ nhất. Chúng ta sẽ chống dịch theo kịch bản thứ 2, tiếp tục chỉ thị 16 và siết chặt ở một số địa bàn.

Theo ông Mãi, ngày 22/7, Thành ủy sẽ có định hướng mới cho giai đoạn thực hiện chỉ thị 16 nâng cao. Tăng cường các giải pháp khi Thành phố thực hiện giãn cách cùng 19 tỉnh miền Tây.

Cụ thể, việc thực hiện chỉ thị 16 nâng cao, sẽ có 4 nhóm giảm pháp sau:

Nhóm giải pháp thứ nhất là sẽ tập trung tuyên truyền, vận động, giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn.

Đối với một số khu vực nguy cơ rất cao, đông dân cư như nhà trọ của người lao động, giãn cách chưa đảm bảo thì Thành phố sẽ tính toán giãn dân phù hợp nhằm tạo điều kiện để người dân ít tiếp xúc. Đây là việc đầu tiên để giãn cách triệt để người với người, nhà với nhà.

"TP tiếp tục tuyên truyền, thực hiện triệt để một tuần hoặc 10 ngày tới nhằm ngăn chặn dòng lây lan để có thể lập đỉnh dịch thời gian này rồi thực hiện biện pháp tiếp", ông Mãi nói.

Nhóm biện pháp thứ 2 là tập trung cao vào phân loại, phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị F0. Theo đó, ngành y tế Thành phố đã đề ra mô hình 5 tầng.

Tầng thứ nhất là với người vừa test nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính, tức nghi nhiễm nCoV thì sẽ tạm thời chờ ở phường, xã, thị trấn. Sau khi lấy mẫu đơn PCR dương tính, số không triệu chứng, không bệnh nền, không có bất thường thì sẽ được cách ly tập trung tại quận, huyện để theo dõi, chăm sóc. Số này chiếm khoảng trên dưới 70% qua đánh giá, theo dõi.

Tầng 2 là tầng có triệu chứng, cần điều trị thì chủ yếu điều trị ở bệnh viện quận, huyện.

Tầng 3 là có triệu chứng, có bệnh nền, cần điều trị ở tuyến cao hơn thì sẽ điều trị một phần ở bệnh viện quận, huyện và một phần ở các bệnh viện tuyến cao hơn.

Thành phố đánh giá ở tầng 2, 3, 4 thì chiếm khoảng 20-25%. Còn lại tầng 5 là tầng rất nặng, tầng hồi sức.

Mô hình phân nhóm, phân tầng này sẽ giúp giảm tải cho ngành y tế thành phố. Do vậy, cơ quan chức năng không cần đưa người không có triệu chứng vào cơ sở điều trị mà chủ yếu ở địa phương quản lý, theo dõi, chăm sóc.

Nhóm giải pháp thứ 3 là đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho khu phong tỏa, nhóm gia đình khó khăn cần tăng cường hơn vì phải thực hiện giãn cách triệt để, hạn chế việc đi ra ngoài.

Nhóm giải pháp thứ 4 là tập trung bảo vệ, mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19. Thời gian qua, Thành phố tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao nhưng sẽ mở ra hoạt động ở vùng đệm để bảo vệ vùng xanh được an toàn, củng cố mở rộng vùng xanh.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

(CLO) Trên địa bàn một số nơi tại Thanh Hoá xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Đời sống
Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động khai thác, chế biến đá của Công ty CP Xây dựng Đô Thị 5 để tập trung khắc phục xong hậu quả đã gây ra.

Đời sống
Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống