Tranh cãi về phí quản lý, nhiều cư dân chung cư Eco Green Saigon bị cắt nước

Thứ năm, 02/12/2021 12:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cư dân cho rằng mức phí quản lý 18.000 đồng/m2 là quá cao nhưng chất lượng tiện ích không tương xứng. Họ không chịu đóng tiền quản lý, yêu cầu được đối thoại thì bị cắt nước sinh hoạt.

Phóng viên báo Nhà báo & Công luận nhận được thông tin về việc hàng loạt căn hộ tại chung cư Eco Green Saigon do Công ty CP ĐTXD Xuân Mai Saigon làm chủ đầu tư (số 107 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. HCM) bị cắt nước sinh hoạt vì tranh chấp liên quan đến phí quản lý chung cư.

tranh cai ve phi quan ly nhieu cu dan chung cu eco green saigonbi cat nuoc hinh 1

Cư dân Eco Green Saigon nhiều lần căng băng rôn phản đối, yêu cầu minh bạch việc sử dụng phí quản lý, phí bảo trì. Ảnh: T.B

Theo thông báo của Công ty Xuân Mai Saigon, đơn vị vận hành dự án Eco Green Saigon là Công ty TNHH Savills - Chi nhánh TP HCM; Đơn vị thu và giám sát các khoản phí của cư dân liên quan tới vận hành theo chỉ định của chủ đầu tư là Công ty TNHH Quản lý vận hành SMB.

Anh Nguyễn Trường Duy - một trong những đại diện nhóm cư dân cho biết, trong chiều 1/12, khoảng 60 căn hộ ở đây đã bị Ban quản lý chung cư (BQL) tiến hành cắt nước sinh hoạt. Do vậy, người dân tập trung đến văn phòng BQL để phản đối, yêu cầu kỹ thuật tòa nhà cung cấp quyết định khóa nước của căn hộ thì không được đáp ứng.

“Nhân viên kỹ thuật mang thẻ có tên Công ty Savills đem theo một tờ giấy để khóa nước cư dân nhưng đây chỉ là một văn bản không có dấu mộc đỏ, không có chữ ký của đơn vị có trách nhiệm. Chúng tôi hỏi vì sao cắt nước thì họ bảo làm theo chỉ đạo của sếp”, anh Duy bức xúc nói.

tranh cai ve phi quan ly nhieu cu dan chung cu eco green saigonbi cat nuoc hinh 2

Lo sợ bị cắt nước, một số cư dân phải dùng nhiều vật dụng chứa nước dự trữ. Ảnh: T.B

Lý do cắt nước này, nhiều cư dân cho biết thời gian qua, họ nhiều lần phản đối và yêu cầu chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan tổ chức đối thoại vì cho rằng phí quản lý tòa nhà HR1 quá cao, một số tiện ích bàn giao không như cam kết.

Cụ thể, cư dân yêu cầu chủ đầu tư xác định chung cư cao cấp thì phải thay đổi về dịch vụ để cư dân được nhận được giá trị xứng đáng với mức phí đã trả là 18.000 đồng/m2 (chưa tính thuế VAT). Nếu tiếp tục vận hành như hiện tại thì đề nghị tính lại mức phí quản lý cho phù hợp.

Nhiều lần, họ kiến nghị qua các cuộc họp trực tiếp lẫn thư điện tử (email) đến chủ đầu tư, nhưng không được giải quyết, không được giải đáp. Do vậy, cư dân buộc phải ngưng đóng phí dịch vụ để yêu cầu chủ đầu tư đối thoại.

Tuy nhiên sau đó không có cuộc đối thoại nào diễn ra. “Chủ đầu tư và BQL tòa nhà gửi thông báo cho các hộ dân yêu cầu đối thoại và chưa đóng phí quản lý sẽ bị ngưng bơm nước lên căn hộ từ 30/11/2021. Và nay việc cắt nước sinh hoạt của cư dân đã diễn ra. Nhiều gia đình có con nhỏ và người già không thể sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt được”, anh Duy bức xúc.

tranh cai ve phi quan ly nhieu cu dan chung cu eco green saigonbi cat nuoc hinh 3

Đầu giờ chiều 1/12, cư dân các căn hộ bị cắt nước sinh hoạt tập trung tại văn phòng của Ban quản lý tòa nhà yêu cầu làm rõ vụ việc.

Cư dân còn cho rằng, tại chung cư thì việc tổ tức hội nghị để bầu Ban quản trị vẫn chưa thực hiện được mặc dù cư dân đã sinh sống hơn 1 năm. Việc “mù mờ” thông tin về tài khoản đóng băng tại ngân hàng để giữ khoản phí bảo trì mà cư dân tòa nhà HR1 và HR2 đã đóng theo như nội dung hợp đồng mua bán căn hộ cũng khiến người dân lo lắng.

Đến chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thảo - Trưởng phòng bán hàng - đại diện chủ đầu tư cùng đại diện Ban quản lý tòa nhà đã lập một văn bản (không được đóng dấu) với nội dung:  “Đã xin ý kiến Ban giám đốc của chủ đầu tư và được đồng ý mở lại nước cho cư dân. Sau khi cư dân trở về nhà, Ban quản lý sẽ mở nước lại ngay lập tức, trước 17h30 hôm nay.

Chủ đầu tư cũng sẽ sắp xếp một cuộc đối thoại với cư dân. Sau khi thống nhất trong buổi đối thoại các vấn đề sẽ quyết định các nội dung có tranh chấp.

Cư dân phản ánh việc không có bất kỳ văn bản nào của chủ đầu tư nhưng Ban quản lý tự ý cắt nước của cư dân. Cư dân yêu cầu phải có văn bản của chủ đầu tư thì Ban quản lý mới được cắt nước nhưng Ban quản lý không cung cấp được văn bản này".

tranh cai ve phi quan ly nhieu cu dan chung cu eco green saigonbi cat nuoc hinh 4

Văn bản được lập giữa đại diện chủ đầu tư Xuân Mai Saigon và Ban quản lý tòa nhà. Ảnh: T.B

Tuy nhiên, theo cư dân, biên bản này không hề có dấu mộc đỏ, không hề theo một quy chuẩn văn bản nào nên không có giá trị pháp lý nào không chắc chắn Ban quản lý có mở nước lại hay không. Ngoài việc yêu cầu cấp lại nước, những kiến nghị của cư dân đều không được phái chủ đầu tư, đơn vị vận hành tòa nhà… đối thoại giải quyết.

Về khoản phí bảo trì của cư dân trong hợp đồng mua bán, liên hệ với một lãnh đạo Công ty Xuân Mai Saigon, vị này cho biết khoản tiền này vẫn đang được giữ tại ngân hàng và chưa được sử dụng.

Lê Giang

Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc 'thổi giá' chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư

(CLO) Trước đà tăng nóng của chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.

Bất động sản
70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

(CLO) Với diễn biến tích cực của thị trường bất động sản trong quý đầu năm 2024, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện và bắt đầu quyết định "xuống tiền" sau quãng thời gian dài đứng ngoài quan sát.

Bất động sản
'Cá mập' TP HCM có xu hướng Bắc tiến 'săn' bất động sản

"Cá mập" TP HCM có xu hướng Bắc tiến "săn" bất động sản

(CLO) Sự phục hồi của thị trường bất động sản Hà Nội đang diễn ra tốt và nhanh hơn thị trường TP HCM. Với nhà đầu tư họ sẽ không chờ đợi, thị trường nào tốt họ “nhảy” vào trước. Sau đó họ tính tới chuyện xoay vòng, thị trường sẽ luôn có sự luân chuyển.

Bất động sản
Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

(CLO) Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án trên địa bàn liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An sau khi ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt.

Bất động sản