Trẻ vị thành niên trầm cảm, bố mẹ cần làm gì?

Thứ sáu, 21/04/2023 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, có khi còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này.

Sau một vài vụ việc trẻ vị thành niên trầm cảm dẫn đến tự vẫn gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có cảnh báo để phụ huynh quan tâm và phát hiện sớm bệnh ở trẻ.

Theo đó, trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, có khi còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này. Vì vậy, hướng dẫn cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm của trẻ vị thành niên là cần thiết.

tre vi thanh nien tram cam bo me can lam gi hinh 1

Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng, trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động.

Ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ảnh hưởng đến học tập và khả năng hòa nhập của trẻ trong xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm có thể tác động tới trẻ vị thành niên theo nhiều cách học kém ở trường, có quan hệ tồi tệ với gia đình và bạn bè, tăng nguy cơ tự hủy hoại bản thân, thậm chí có ý định tự sát. Lạm dụng rượu, bia và ma túy.

Trầm cảm thường tiến triển cùng với lo âu ở trẻ. Trầm cảm thường được phân ra làm ba mức độ: trầm cảm ở thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Một số trẻ chỉ bị trầm cảm một lần, nhưng cũng có trẻ có thể bị trầm cảm nhiều lần.

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn; ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy “không vui” hoặc “buồn”; ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự sát.

Những suy nghĩ và cách ứng phó như vậy của trẻ luôn phải được phát hiện sớm và xem xét một cách nghiêm túc.

Do đó, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời là cần thiết và rất quan trọng đối với sức khỏe về thể chất và tinh thần, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên nhân hay gặp của trầm cảm ở trẻ vị thành niên là gì?

Thường do nhiều yếu tố/nguyên nhân phối hợp dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Nguy cơ trẻ bị trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người bị trầm cảm.

Một số trẻ bị trầm cảm do bị trải qua những điều căng thẳng trong cuộc sống như áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với trẻ về học tập, mâu thuẫn bạn bè lâu ngày không được giải quyết, bất đồng quan điểm hoặc thiếu sự quan tâm thích đáng với trẻ…

Một số khác bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bị mất đi người thân, gia đình tan vỡ.

Một số trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như: chấn thương, bệnh tật… Những điều này dẫn đến trẻ bị căng thẳng, buồn bã hoặc đau buồn kéo dài dẫn đến bị trầm cảm.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau, nhưng cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau như tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ. Trẻ cảm thấy buồn, cô đơn và ít tham gia với mọi người hoặc không vui, dễ cáu hay ẩu đả với các thành viên trong gia đình và bạn bè, điều này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, cảm xúc thay đổi (dễ khóc, dễ cáu giận).

Hay phàn nàn về bản thân. Trẻ vị thành niên trải qua giai đoạn trầm cảm có thể nói những điều tự ti về bản thân như: “Con không thể làm bất cứ điều gì đúng”, “Con không có bất cứ người bạn nào”, “Con không thể làm được điều này”, “Việc này quá khó với con”… Trẻ có cảm giác mình vô dụng, vô vọng hoặc tội lỗi.

Trầm cảm ở trẻ có thể làm tiêu hao năng lượng. Trẻ không có cố gắng, nỗ lực và khó tập trung trong học tập so với trước đây.

Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ dàng bỏ cuộc hoặc thiếu năng lượng, ngày cả khi nghỉ ngơi.

Ở một số trẻ không còn nhiều niềm vui hay thích chơi đùa với bạn bè như trước nữa. Trẻ cũng không muốn làm những việc mà mình từng yêu thích. Thậm chí trẻ có thể tự làm đau bản thân và có ý định tự tử.

Trẻ có thể khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc trẻ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi trẻ ngủ đủ giấc. Đôi khi trẻ có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn.

Một số trẻ kêu đau bụng, đau đầu hoặc các cơn đau khác mà không rõ nguyên nhân. Một số trẻ nghỉ học vì cảm thấy không được khỏe, mặc dù trẻ không bị ốm.

Hậu quả của trầm cảm làm giảm động lực, hứng thú, sự tập trung chú ý trong học tập có thể dẫn đến học hành bị sa sút.

Ít tham gia cùng bạn bè, cũng như các hoạt động thể chất, vui chơi và học tập trong cuộc sống hằng ngày.

Mệt mỏi, trẻ thiếu ngủ luôn cảm thấy thiếu năng lượng, ũ rũ và rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt. Rối loạn hành vi (bốc đồng, gây hấn,…).

Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy.

Lời khuyên của chuyên gia

Các chuyên gia khuyên rằng, khi có biểu hiện bị trầm cảm bố mẹ cần hỏi trẻ cảm thấy thế nào và lắng nghe cởi mở mà không cần phán xét hay tư vấn.

Hỏi những người mà bạn tin tưởng, những người biết con bạn, chẳng hạn như một giáo viên yêu thích hoặc bạn thân.

Thông qua đó, để tìm hiểu xem liệu họ có nhận thấy điều bất thường khiến trẻ lo lắng hoặc thay đổi so với trước đó.

Dành thời gian cùng con làm những việc mà cả hai cùng thích như: đi dạo, chơi trò chơi, nấu ăn, đọc truyện, làm đồ thủ công, xem phim hài… Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên con hơn nếu có thể.

Xây dựng một môi trường vui vẻ với các hoạt động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi mà trẻ yêu thích sẽ khuyến khích tâm trạng trẻ tích cực. Điều này sẽ giúp cha mẹ và con được gần gũi.

Khuyến khích những thói quen tích cực; Khuyến khích trẻ làm những việc mà chúng thường yêu thích, giữ thói quen ăn ngủ điều độ và luôn năng động.

Hoạt động thể chất là một cách quan trọng để thúc đẩy tâm trạng của trẻ, có thể cùng trẻ chơi một môn thể thao nào đó hoặc khuyến khích trẻ chơi thể thao cùng bạn bè, để tạo thành thói quen tích cực.

Âm nhạc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của trẻ; vì vậy, hãy cùng trẻ nghe những bài hát khiến trẻ cảm thấy lạc quan về cuộc sống.

Hãy để trẻ nói chuyện với bạn. Lắng nghe cẩn thận những gì trẻ nói về cảm giác của trẻ. Đừng bao giờ ép trẻ phải chia sẻ, thay vào đó bạn có thể khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo khác như: vẽ tranh, đồ thủ công hoặc ghi lại nhật ký suy nghĩ và kinh nghiệm của trẻ. Viết nhật ký có thể giúp trẻ giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách quan sát những điều khiến trẻ khó chịu hoặc thấp thỏm.

Có thể là một điều nhắc nhở tuyệt vời về những khía cạnh tích cực trong cuộc sống khiến trẻ cảm thấy tự hào vì đã làm tốt hơn.

“Cố gắng giữ con bạn tránh xa các tình huống mà chúng có thể bị căng thẳng quá mức, bị ngược đãi hoặc bạo lực. Và hãy nhớ, cha mẹ luôn phải mô phạm các hành vi và lời nói, có những phản ứng lành mạnh đối với những căng thẳng trong cuộc sống.

Cha mẹ luôn phải gần gũi, quan tâm tới trẻ, đồng thời, cũng phải thiết lập ranh giới nhất định, nhưng không được xa lánh, thờ ơ, vô cảm với trẻ. Nên khuyến khích trẻ duy trì thói quen chăm sóc bản thân tích cực” - các chuyên gia khuyên.

Ngoài ra, theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cần đưa con bạn đến gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ, nhà trị liệu có thể đề nghị một vài lần khám, hoặc nhiều hơn. Liệu pháp trị liệu tâm lý có thể mất thời gian, nhưng bạn sẽ thấy tiến triển trong suốt quá trình. Một số trẻ có thể cần kết hợp thuốc tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm cảm của trẻ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành điều tra xử lý liên quan đến vụ việc 300 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm, nhập viện điều trị.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở thẩm mỹ Green Skin Center đào tạo tiêm filler trái phép, cam kết 3 ngày ra nghề

TP HCM: Phát hiện cơ sở thẩm mỹ Green Skin Center đào tạo tiêm filler trái phép, cam kết 3 ngày ra nghề

(CLO) Thanh tra Sở Y tế và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM vừa phát hiện và xử lý một cơ sở thẩm mỹ đào tạo tiêm filler, botox trái phép tại quận Tân Bình.

Sức khỏe
Phôi đông lạnh 10 năm được “tái sinh” nhờ máy nuôi phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Phôi đông lạnh 10 năm được “tái sinh” nhờ máy nuôi phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

(CLO) Phôi ngày 2 đông lạnh 10 năm trước được các bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh tái sinh, nuôi lên ngày 6 bằng hệ thống nuôi phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo hiện đại, giúp chị Hồng Anh lần đầu làm mẹ ở tuổi 46 sau 12 năm hiếm muộn.

Sức khỏe
Cụ bà 90 tuổi cấp cứu vì bị hóc hạt hồng xiêm

Cụ bà 90 tuổi cấp cứu vì bị hóc hạt hồng xiêm

(CLO) Bệnh nhân được phát hiện khó thở phải chuyển nhiều viện cuối cùng được cứu chữa khi đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở Ulsan Korea Beauty Academy & Spa ngang nhiên hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện cơ sở Ulsan Korea Beauty Academy & Spa ngang nhiên hoạt động trái phép

(CLO) Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM liên tiếp phát hiện, kiểm tra và xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trong đó có nhiều cơ sở tập trung trên địa bàn quận 10.

Sức khỏe