Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Thứ hai, 29/04/2024 06:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) là di tích gắn liền với những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng lịch sử. Dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng nơi đây vẫn in đậm dấu ấn hào hùng của một thời máu lửa.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 1

Trận địa Đồi C4 nằm trên ngọn núi Rồng, cách Cầu Hàm Rồng khoảng 500m

Trận địa Đồi C4 nằm trên ngọn núi Rồng, cách Cầu Hàm Rồng khoảng 500m. Trong chiến tranh, ngọn núi này không phủ xanh như thời điểm hiện tại, là địa điểm lý tưởng để quân ta chọn làm trận địa pháo cao xạ, tấn công máy bay Mỹ.

Trận địa pháo cao xạ trên đồi C4 được hình thành ngày 31/5/1965 với lực lượng chủ lực là Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228, Quân chủng Phòng không Không quân. Đây là lực lượng chủ yếu trong suốt thời kỳ chống chiến tranh phá loại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ tại "toạ độ lửa Hàm Rồng".

tren dinh doi c4 anh hung hinh 2

Đường lên đỉnh đồi C4

Trên diện tích khoảng 120.000 m2 bộ đội bố trí trận địa pháo bao gồm một hầm chỉ huy ở khu vực trung tâm, hai trung đội pháo B1, B2, 6 khẩu đội, một hầm câu lạc bộ và hai hầm đạn. Trên nóc hầm chỉ huy có hai vị trí rộng chưa đầy một mét vuông, sâu khoảng 1,2 m dành cho đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 3

Trên nóc hầm chỉ huy có hai vị trí rộng chưa đầy một mét vuông, sâu khoảng 1,2 m dành cho đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài

Tại đài ra đa quan sát (đặt ở đồi C5 cách đó không xa), đại đội trưởng và chính trị viên trưởng khi thấy máy bay địch bay vào tầm ngắm thì hạ lệnh cho hầm chỉ huy phất cờ để các khẩu đội nhằm thẳng hướng quân thù mà bắn.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 4

Trận địa pháo cao xạ trên đồi C4 được hình thành ngày 31/5/1965 với lực lượng chủ lực là Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228, Quân chủng Phòng không Không quân

Xung quanh hầm chỉ huy là lô cốt, cũng là vị trí chiến đấu chính của 6 khẩu đội pháo được đánh số từ một đến 6. Các khẩu đội 1-3 nằm ở phía Đông, ba khẩu đội còn lại án ngữ phía Tây. Lô cốt trước đây được đắp chủ yếu bằng đất sét và dùng thân cây hoặc vỏ thùng đạn gia cố. Mỗi lô cốt có đường kính khoảng 8 m, sâu gần 1,5 m.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 5

Lối xuống hầm câu lạc bộ

Trong lòng mỗi lô cốt sẽ có hai hầm chữ A nhỏ, mỗi hầm vừa đủ cho khoảng hai người chui vào bên trong. Hầm chữ A có chức năng dành cho bộ đội ẩn náu khi quân địch ném bom.

Năm 2013, các lô cốt trên trận địa pháo cao xạ C4 năm xưa được chính quyền địa phương trùng tu mô phỏng theo trí nhớ của những chiến sĩ từng chiến đấu tại đây. Vật liệu cũ được thay thế bằng bê tông, sơn giả gỗ và màu đất nâu.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 6

Bên trong hầm rộng khoảng 30 m2, có hai lối lên xuống nhỏ hẹp, bên trong được kê bàn ghế và một số vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ

Trận địa đồi C4 trở thành nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ trong suốt 9 năm bắn phá Hàm Rồng song cũng chứng kiến nhiều hy sinh của quân ta. Vị trí chiến đấu của Khẩu đội 4 - cũng gọi là "khẩu đội tử". Theo tài liệu lịch sử, trận đánh với không quân Mỹ ngày 3/9/1967, cả khẩu đội 11 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.

Trong những năm tháng kiên cường bám trụ cùng với quân dân Hàm Rồng bảo vệ mục tiêu, Đại đội 4 đã đánh hơn 400 trận, góp phần bắn rơi 117 máy bay phản lực hiện đại, trong đó hai chiếc B52 và một máy bay không người lái.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 7

Các khẩu đội 1-3 nằm ở phía Đông, ba khẩu đội còn lại án ngữ phía Tây

Ngay cạnh vị trí Khẩu đội 4 chiến đấu năm xưa hiện nay còn những hố bom lớn, vết tích của bom đạn quân thù trút xuống quả đồi này.

Cách hầm chỉ huy không xa, chếch về phía Tây là hầm câu lạc bộ dành làm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sỹ sau các trận đánh. Hầm rộng khoảng 30 m2, có hai lối lên xuống nhỏ hẹp, bên trong được kê bàn ghế và một số vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 8

Một hố bom tại đồi C4 khiến chiến sĩ Đỗ Hữu Toại hi sinh trong trận đánh ngày 14/7/1966

Ngày 4/4/1975, Đại đội 4 rời cao điểm C4 hành quân vào Nha Trang bảo vệ vùng giải phóng, chính thức hoàn thành sứ mệnh lịch sử bảo vệ cầu Hàm Rồng. Năm 1969, Đại đội 4 là đơn vị đầu tiên của Trung đoàn 228 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồi C4 được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1975. Hai tấm bia lớn mới được dựng lên nhằm ghi lại dấu tích lịch sử và danh sách 20 liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên trận địa đồi C4.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 9

Con số thống kê của Tỉnh đội Thanh Hoá cho thấy, trong 9 năm chiến đấu, quân dân Hàm Rồng đã bảo vệ được mục tiêu, cùng Đại đội 4 đánh hơn 400 trận, góp phần bắn rơi 117 máy bay phản lực hiện đại, trong đó hai chiếc B52 và một máy bay không người lái. Sau những chiến công, cũng đã có nhiều liệt sỹ đã nằm lại tại khu vực này

Do đỉnh đồi C4 không quá cao nên hàng ngày người dân địa phương thường đi bộ hoặc đạp xe lên đây vãn cảnh, đi thể dục. Xung quanh trận địa pháo năm xưa giờ đã được phủ một màu xanh ngát bằng cánh rừng thông và các loài thực vật thân gỗ lớn khác.

tren dinh doi c4 anh hung hinh 10

Đồi C4 được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1975

Theo đại diện Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, hàng năm cùng với các di tích phụ cận như cầu Hàm Rồng, động Long Quang, nhà máy điện, làng cổ Đông Sơn... trận địa pháo trên đồi C4 đón hàng vạn du khách và người dân địa phương đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Tuần Du lịch Ninh Bình là sản phẩm du lịch thường niên, đặc sắc của tỉnh

Tuần Du lịch Ninh Bình là sản phẩm du lịch thường niên, đặc sắc của tỉnh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc khẳng định, Ninh Bình là địa phương có kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn mang tầm quốc gia và có ý nghĩa quốc tế. Đặc biệt, sự kiện Tuần Du lịch Ninh Bình được tổ chức thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Ninh Bình, mang ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, hơi thở cuộc sống.

Đời sống văn hóa
TP HCM đề xuất bắn pháo hoa tại 3 điểm trong đêm khai mạc Lễ hội Sông nước lần 2

TP HCM đề xuất bắn pháo hoa tại 3 điểm trong đêm khai mạc Lễ hội Sông nước lần 2

(CLO) UBND TP HCM đề xuất tổ chức bắn pháo hoa 3 điểm tầm thấp trong lễ khai mạc Lễ hội sông nước TP HCM lần thứ 2 ở TP Thủ Đức, quận 1 và quận Bình Thạnh.

Đời sống văn hóa
Quảng Ninh: Để quần thể di tích Đền Cửa Ông - Cặp Tiên ngày càng hấp dẫn du khách

Quảng Ninh: Để quần thể di tích Đền Cửa Ông - Cặp Tiên ngày càng hấp dẫn du khách

(CLO) Di tích Đền Cửa Ông là quần thể di tích bao gồm Đền Cửa Ông và Đền Cặp Tiên được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017; Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất

(CLO) Tối 13/5, Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ nhất, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà hát thành phố Hải Phòng.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình giành 2 giải tại cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng 2024

Ninh Bình giành 2 giải tại cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng 2024

(CLO) Hiệp hội Du lịch Hải Phòng vừa tổ chức thành công cuộc thi Đầu Bếp Vàng Hải Phòng 2024 với chủ đề Hương vị địa phương. Trong đó, đội Đầu bếp tỉnh Ninh Bình đã xuất sắc giành 2 giải: 1 giải Vàng và 1 giải món ăn sáng tạo.

Đời sống văn hóa