(CLO) Những gương mặt được giới thiệu trong triển lãm “Hà Nội trong mắt ai” có thể sinh ra ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng đã thành danh ở đất Hà thành, góp phần làm phong phú thêm cho bề dày văn hóa của đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam tổ chức triển lãm tranh “Hà Nội trong mắt ai” tại biệt thự 49 Trần Hưng Đạo.
Triển lãm trưng bày 40 tranh của 17 họa sĩ, phần lớn là chân dung các danh nhân sinh ra và lớn lên ở Thủ đô hoặc thành danh tại đây.
Trong số các tác phẩm được giới thiệu có 12 bức chân dung các họa sĩ thời Đông Dương như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn... do họa sĩ Lê Đức Tùng, giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương vẽ.
Triển lãm cũng trưng bày các bức chân dung văn nghệ sĩ đương đại: Nguyễn Đình Thi, Phú Quang, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Dương Thụ, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Thanh Nhàn, Lương Xuân Đoàn, Trần Thị Trường... do họa sĩ Hải Kiên, giảng viên Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương thể hiện.
Bên cạnh đó là chân dung của doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho đất nước: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô, Trương Gia Bình, Nguyễn Thị Thảo...
Trong thời gian trưng bày triển lãm sẽ diễn ra các buổi tọa đàm, giao lưu giữa nghệ sĩ và công chúng.
Ban tổ chức cho biết, dự kiến sẽ diễn ra 3 chương trình: Giao lưu với nhạc sĩ Trần Tiến - người nhạc sĩ có công mở đường cho âm nhạc đương đại Việt Nam; giao lưu với đạo diễn Trần Văn Thủy - đạo diễn của bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”; giao lưu với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Triển lãm “Hà Nội trong mắt ai” diễn ra từ nay đến hết ngày 29/7 tại biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Người chuyển khoản 10.000 với nội dung "Tập thể anh em Rạp Xiếc Trung ương ủng hộ" là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
(CLO) Trước quyết định gây tranh cãi của Ga Đà Lạt khi đột ngột tăng giá vé vào cổng từ 5.000 đồng lên 50.000 đồng, gấp 10 lần so với trước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lâm Đồng đã lên tiếng về việc này.
(CLO) TP HCM giảm quy mô, tần suất các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hoá để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của đồng bào các tỉnh miền Bắc.
(CLO) Sau khi nước rút, người dân trồng quất làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại “vùi đầu” vào để khắc phục hậu quả do bão Yagi (bão số 3) để lại. Theo khảo sát, hầu hết các hộ gia đình tại đây đều bị thiệt hại, trong đó có nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề lên tới nửa tỷ đồng sau đợt thiên tai vừa qua.
(CLO) Trước thông tin gây xôn xao dư luận về việc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chỉ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ số tiền 10.000 đồng, NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn, đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin này.