Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Iran tăng hy vọng giảm nhiệt giá dầu toàn cầu

Thứ bảy, 03/09/2022 15:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giá dầu đã giảm mạnh do có thông tin Iran và phương Tây sắp đạt được thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nguồn cung dầu thô từ Iran. Liệu hy vọng toàn cầu về năng lượng rẻ hơn có thành hiện thực?

Trong tuần này, giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 1,5%, còn 95 USD quay trở lại mức đạt được trước khi Nga tấn công Ukraine vào cuối tháng 2 (139 USD/thùng). Điều này chủ yếu là do thông tin giữa Mỹ và châu Âu về việc khôi phục lại Kế hoạch Hành động Toàn diện chung năm 2015 (JCPOA) - thuật ngữ chính thức cho thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính quyền Cựu Tổng thống Trump đã rút khỏi năm 2018.

Hôm thứ Năm (1/9), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận với Iran sẽ được hồi sinh. "Tôi hy vọng rằng trong vài ngày tới JCPOA sẽ được kết thúc", ông Macron nói trong bài phát biểu thường niên trước các đại sứ tại dinh Tổng thống ở Paris.

trien vong thoa thuan hat nhan iran tang hy vong giam nhiet gia dau toan cau hinh 1

Dầu Iran được coi là chìa khóa để hạ giá dầu thô toàn cầu. Ảnh: DW.

Hôm thứ Tư tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian cho biết thỏa thuận về cách thức khôi phục thỏa thuận mang tính bước ngoặt là "không nằm ngoài tầm với" nếu văn bản có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với Iran. Ông yêu cầu rằng các đảm bảo mạnh mẽ hơn cần được ghi vào thỏa thuận, trong trường hợp chính quyền Mỹ trong tương lai một lần nữa rút lui.

Mark Katz, giáo sư tại Đại học George Mason, Mỹ, nói với DW: "Thỏa thuận hạt nhân Iran được hồi sinh cho phép Iran có cơ hội lớn hơn để bán dầu của mình đồng nghĩa với việc sẽ có nguồn cung dầu lớn hơn và do đó giá sẽ giảm".

Trước khi Mỹ nối lại các lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm 2018, Iran là nhà sản xuất lớn thứ ba trong nhóm dầu OPEC sau Ả Rập Saudi và Iraq. Năm 2017, nước này là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Ả Rập Xê-út và Nga.

Mặt tích cực trong ngắn hạn

Nếu đạt được thỏa thuận sẽ đồng nghĩa với việc dầu thô Iran quay trở lại thị trường quốc tế với tốc độ 1,3 triệu thùng/ngày (bpd), theo một báo cáo trên tờ Financial Times của Anh. Quốc gia này sẽ được phép xuất khẩu 50 triệu thùng/ngày sau 4 tháng kể từ khi ký thỏa thuận.

Hãng phân tích và dữ liệu Kpler ước tính lượng dầu thô của Iran trong kho nổi ở mức 93 triệu thùng, hiện đang được cất giữ trên các tàu ở Vịnh Ba Tư, ngoài khơi Singapore và gần Trung Quốc.

Nguồn cung trung bình hàng ngày trên toàn cầu trong năm nay là khoảng 100 triệu thùng/ngày, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vì vậy tác động tức thì của động thái này có thể là đáng kể.

Hiện Iran đã và đang sản sàng tung một lượng lớn dầu thô “ấp ủ”. Khoảng 1 triệu - 2 triệu thùng mỗi ngày có thể tung ra thị trường trong một thời gian ngắn.

Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Oil Associates ở London, nói với đài truyền hình CNBC của Mỹ hôm thứ Ba rằng: “OPEC có thể dễ dàng sản xuất 30,5 triệu thùng/ngày nếu Iran quay trở lại đường đua". “Theo kịch bản này cho thấy giá dầu Brent giảm xuống 65 USD thùng vào nửa cuối năm 2023."

Tuy nhiên, để phát hành lượng lớn dầu thô ra thị trường cũng cần thời gian nhất định vì bảo hiểm và vận chuyển sẽ cần được xử lý trước. Công ty đầu tư Goldman Sachs của Mỹ tỏ ra nghi ngờ về một bước đột phá trong thời gian tới. Ngay cả khi đạt được thỏa thuận, điều này sẽ không bắt đầu cho đến năm 2023. Ông Driscoll đồng ý, nhấn mạnh rằng cũng có thể mất "một chút thời gian" để xác định doanh số bán hàng tại chỗ và có kỳ hạn sau các lệnh trừng phạt.

Một quan chức của Iran chia sẻ với DW: "Chúng tôi kỳ vọng Iran sẽ rút bớt kho lưu trữ nổi trước tiên trong khi thực hiện các điều chỉnh cơ sở hạ tầng và hậu cần cần thiết để tăng cường xuất khẩu. Iran đã mất 3 tháng để tăng xuất khẩu thêm 1 triệu thùng/ngày trong năm 2016". .

Bức tranh năng lượng dầu thô hỗn hợp

EU hạn chế dòng chảy dầu thô của Nga từ tháng 12 và việc Mỹ bán dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược kết thúc vào tháng 10 sẽ tác động đáng kể đến giá dầu thế giới.

Robert Yawger, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ả Rập Xê Út cho biết: “Các thương nhân dường như không muốn cam kết với một vị thế tầm cỡ như thỏa thuận hạt nhân Iran”.

Nguồn cung tăng có thể khiến OPEC kích hoạt các biện pháp nhằm giảm sản lượng. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út Abdulaziz bin Salman cho hay nước này sẽ cắt giảm sản lượng tuỳ theo số lượng dầu Iran tung ra thị trường.

Việc Ả Rập Xê Út giảm xuất khẩu dầu có nguy cơ khiến dầu thô Iran có hữu ích hơn với phương Tây trong việc thay thế dầu của Nga.

Sự ảm đạm của dầu mỏ và chính trị trong nước

Do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch giảm do hoạt động kinh tế suy yếu trên toàn thế giới. Giờ đây, nhu cầu đã tăng trở lại, khiến giá dầu và khí đốt đi lên do nguồn cung hạn chế.

Giá năng lượng tăng cao đã gây ra lạm phát lớn ở nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới và khiến các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và các nơi khác phải tăng lãi suất. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Chuyên gia Helima Croft lưu ý rằng khi giá dầu trên 100 USD, việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran trông giống như một "vấn đề có khả năng chiến thắng giữa kỳ", nhưng nói thêm rằng điều này dường như là "một trường hợp kém hấp dẫn hơn trong bối cảnh giá cả và an ninh hiện tại."

Theo nhiều nguồn tin, việc Iran tái xuất khẩu dầu thô cũng sẽ làm mờ nhạt vai trò của Nga trên thị trường năng lượng, được biết EU cũng thống nhất áp giá trần với dầu thô của Nga.

Bà Croft tin rằng, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ phản đối chính trị đối với thoả thuận hạt nhân ở Iran, hoặc kéo dài thêm thời gian thảo luận để cân nhắc phương án tối ưu nhất về phần mình.

Các nhà lãnh đạo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hùng mạnh của Iran được cho là cũng phản đối việc ký lại một thỏa thuận hủy bỏ các tiến bộ hạt nhân đã đẩy Iran đến bờ vực chế tạo vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, những thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng tham gia điều hành các mạng lưới buôn lậu cũng đã được hưởng lợi về tài chính từ chế độ trừng phạt.

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4. tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp