Trò chuyện với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Thứ sáu, 03/04/2015 23:11 PM - 0 Trả lời

Trò chuyện với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Sự kiện: Lê Khả Phiêu



Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

“Sự tồn vong của Đảng cốt ở lòng Dân”

Trong tiết lạnh cuối năm nhưng bầu không khí thì thật ấm áp. Ông đã rất say sưa nói với chúng tôi về một Quân đội Anh hùng của chúng ta. Ông bảo: thật là khó tin nhưng đó là một sự thật, một sự thật hào hùng của kì tích Việt Nam. Lực lượng vũ trang của chúng ta lúc đầu chỉ là một đội quân Tuyên truyền giải phóng quân, vũ khí thiếu và rất thô sơ. Theo tư tưởng của Bác lúc đó chính trị trọng hơn quân sự. Năm 1950, chúng tôi và nhiều người còn đi chân không, chưa có đôi dép. Khó ai có thể tin với lực lượng ấy lại lớn mạnh và đánh bại mọi kẻ thù với những phương tiện, trang bị hiện đại nhất. Ông khẳng định: Rõ ràng chúng ta có ý chí, có niềm tin tuyệt đối. Và quân đội ấy đã phát triển đúng theo lời tiên đoán của Bác Hồ: “Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc vào Nam, khắp đất nước Việt Nam”, với hai trận thắng mở màn là Phay Khắt và Nà Ngần! Ông nắm chặt bàn tay quả quyết: “Một quân đội cực kỳ vẻ vang! Một nhân dân cực kỳ anh hùng”! Chúng ta đã chiến thắng bằng cuộc chiến tranh nhân dân! Chúng ta đã chiến thắng bằng sức mạnh của toàn dân tộc! Truyền thống ấy phải được giữ gìn và giáo dục thường xuyên cho các thế hệ hôm nay và tương lai của đất nước!

Chuẩn bị bắt đầu bước sang tuổi 80, nghe ông nói chúng tôi thấy hừng hực hào khí và ông cười thật sảng khoái.

+ Thưa ông! Toàn Đảng, toàn dân ta đang chuẩn bị kỉ niệm trọng thể 80 năm ngày thành lập Đảng. Là người đã từng giữ trọng trách, cương vị Tổng Bí thư, xin ông bày tỏ đôi điều tâm huyết về sứ mệnh vinh quang và cao cả của Đảng mình? Chúng tôi cắt ngang mạch suy nghĩ của ông. Gương mặt và tâm trạng của ông như lắng lại. Vẻ ưu tư như hằn rõ trên từng nếp nhăn trên gương mặt đôn hậu của ông khiến bầu không khí trở nên thiêng liêng. Ông chậm rãi giãi bày: Kỷ niệm 80 năm thành lập và chuẩn bị Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới đây tôi cũng đang rất trăn trở và đang tập trung trí tuệ cho một công việc - Ông băn khoăn, ngắt quãng và ông nói mình đang muốn viết một bài: Đảng và trọng trách của Đảng ta hiện nay. Một vấn đề lớn phải đặt ra đó là: Cái khó hiện nay là cái gì? Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tôi đã từng nói, tôi không sợ bất cứ kẻ thù nào. Tôi mong muốn mọi nước, mọi quốc gia đều hùng mạnh nhưng trên nguyên tắc phải tôn trọng quyền độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc.

Do vậy, nỗi lo thường trực bây giờ là đâu? Hơn bao giờ hết, chính chúng ta phải hiểu rõ bản thân chúng ta, nội bộ Đảng chúng ta. Nếu chúng ta vững thì không một kẻ thù nào làm chúng ta suy yếu được. Đảng chúng ta sẽ không bao giờ yếu đi! Tâm trạng chung có sự lo lắng cho bản thân Đảng ta, sợ Đảng ta yếu đi. Đó là một sự thật. Cho nên hơn ai hết chính chúng ta phải hiểu rõ về mình, hiểu rõ bản thân chúng ta. Dân ta có giảm lòng tin vào Đảng hay không? Không phải đâu các đồng chí ạ. Tôi hiểu, tôi hiểu rất rõ, dân ta vẫn một lòng vững tin vào Đảng. Nhưng rõ ràng, lúc này hoặc lúc khác, có lúc có việc đã khiến nhân dân giảm sút lòng tin. Nhưng phải nói thật rõ rằng, sự giảm sút niềm tin ấy, chỉ là đối với một số bộ phận, một số cán bộ Đảng viên của chúng ta có sự thoái hoá, biến chất chứ không phải giảm sút niềm tin vào cả Đảng mình. Có người nói hiện nay đang khủng hoảng lòng tin?  Hoàn toàn không phải vậy. Có thể sự giảm sút  niềm tin là có nhưng tôi nói rõ là chỉ không tin ở một vài lãnh đạo, cá nhân thôi chứ không phải dân ta muốn xoá bỏ cái Đảng này. Dân Việt Nam rất tuyệt, trước sau vẫn tin vào Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng.

Vậy nỗi lo của dân là đâu? Người dân đang lo một số cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, cấp trên chưa thật mẫu mực. Nhân dân mong muốn người lãnh đạo, cấp trên phải đạt cả hai yêu cầu đó là đạo đức và trí tuệ. Nếu chưa đạt được hai yêu cầu đó thì phải lo ngại. Do vậy, điều cốt lõi là trên phải thực sự tiêu biểu, cán bộ, đảng viên là lãnh đạo thì phải thực sự tiêu biểu.

Vào thời kì 1997-1998, trước sự suy thoái về tư tưởng và đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra có lúc nghiêm trọng trong Đảng. Đảng ta đã tiến hành cuộc vận động lớn “chỉnh đốn Đảng” theo Di chúc của Bác Hồ. Nhận thức rõ rằng không thể chính bản thân mình làm mình suy yếu đi nên việc chỉnh đốn trong nội bộ Đảng đã thực sự đi vào lòng dân, lòng người. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện giai đoạn hai của cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học tập Bác, làm theo Bác phải hiểu cho đúng, nhận thức cho đúng. Phải nói việc đó chưa thấm lắm đâu, bên trên chưa thực sự thấm lắm đâu! Mà yêu cầu phải thấm trước hết từ cán bộ, đảng viên, từ cấp trên, từ lãnh đạo, mẫu mực từ cấp cao nhất. Tư tưởng và hành động của Bác đều coi lợi ích của nhân dân là tối thượng. Tự nhìn nhận chúng ta thấy rõ có 3 việc chúng ta làm chưa đạt sự mong muốn của nhân dân. Một là cải cách hành chính chưa tốt. Hai là công tác cán bộ chưa tốt. Ba là chống tham nhũng chưa thành công.



Trong không khí hào hùng của những ngày kỉ niệm 65 năm thành lập Quân đội nhân dân, cánh nhà báo chúng tôi đã được nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu dành cho một cuộc trò chuyện thân tình, cởi mở. Ông vừa đi dự một cuộc kỷ niệm lớn của Quân đội trở về, với bộ quân phục oai nghiêm và gương mặt đầy phấn khích.

Chúng tôi xin phép nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu được nghe ông nói kỹ hơn về công tác cán bộ bằng câu hỏi:

+ "Thưa ông, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng cán bộ phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong tình hình hiện nay, nên hiểu lời căn dặn của Bác như thế nào?

Ông hạ giọng: Bác Hồ dạy rằng cán bộ là công bộc, nghĩa là đầy tớ. Nhưng đầy tớ không phải là người làm thuê, mà phải là người có trí tuệ, mang trí tuệ của mình phục vụ nhân dân, đất nước, dân tộc. Điều khó nhất chính là việc phải làm sao tìm được người có tâm, có tài, phải thực sự trân trọng nhân tài. Nếu như một đất nước có tình trạng người giỏi không được trọng dụng người dốt lại được giao phụ trách những vị trí quan trọng thì đất nước ấy mãi mãi yếu kém. Nếu như trong một tổ chức có kẻ tầm thường chỉ huy những anh tài thì bộ máy ấy sẽ ngày một đi xuống. Trong việc lựa chọn người tài tôi chỉ xin đưa ra 8 chữ, đó là: Vô tư,  trong sáng, công khai, minh bạch. Mà muốn làm được điều đó phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, như Bác Hồ dạy: Phải đặt lợi ích của nhân dân là tối thượng.

Chúng tôi xin ngược dòng lịch sử để đặt thêm câu hỏi:

+ Trong lịch sử Việt Nam, sự thịnh vượng của một vương triều đều dựa trên nền tảng vua tôi đồng lòng như các các vị vua anh minh các đời trước đã từng nói: Tướng sĩ một lòng phụ tử. Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào…Ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?

Ông cười đồng tình: Một dân tộc lớn mạnh là một dân tộc có sự đoàn kết trên dưới, vua sáng tôi hiền, biết gắn kết ý chí của người lãnh đạo cao nhất của đất nước đến mỗi người dân và đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Trước thềm năm mới, tiến tới Đại hội XI của Đảng ông có những trăn trở gì về thời cuộc?

Chiến tranh đã qua đi, chúng ta đã vươn dậy xây dựng được một đất nước như hôm nay. Đó là điều rất đáng tự hào. Điều mà tôi vẫn cứ trăn trở, vẫn nghĩ suy dù thời nào cũng vậy, đó là niềm tin của nhân dân vào Đảng. Ngày xưa, quân lệnh như sơn, tướng – lính đồng tâm, đồng lòng. Nay, Ý Đảng lòng dân là một thì Tổ quốc ấy, dân tộc ấy mới thực sự vững mạnh.

Lịch sử đang đặt Đảng ta trước những yêu cầu mới. Mong muốn tối thượng của Bác là lợi ích của nhân dân, nếu không làm được, không thực hiện được thì chính chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả, sẽ là có tội với hiện tại, quá khứ và lịch sử. Gìn giữ và khôi phục niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng là sự cấp thiết. Để thực sự trở thành người “đầy tớ” trung thành của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần sâu xa tinh thần ấy của Bác Hồ bởi sự tồn vong của Đảng là cốt ở lòng dân! Cuộc trò chuyện với cánh nhà báo chúng tôi đang còn rất say sưa nhưng chúng tôi đành phải ngắt quãng để ông tiếp những người lính từ xa về chúc mừng ông nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân. Năm mới đã cận kề, tạm chia tay ông chúng tôi đều thành tâm kính chúc ông dồi dào sức khoẻ để tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Thảo Khánh Vân
(Thực hiện)


Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn