Trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần có giải pháp tháo gỡ về vốn

Thứ năm, 22/09/2022 14:48 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù gặt hái được rất nhiều thành quả, thế nhưng, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất chính là việc công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển chưa tương xứng, thiếu nghiêm trọng các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự tăng trưởng thần tốc của công nghiệp điện tử

Trong 1 thập kỷ gần đây, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có một bước tiến vững chắc và trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, có sức lan tỏa mạnh mẽ tới các ngành công nghiệp khác.

tro luc cho cong nghiep ho tro nganh dien tu can co giai phap thao go ve von hinh 1

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), nhờ vào các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử công nghệ cao thế giới đã lựa chọn xây dựng nhà máy tại Việt Nam, trong đó, có thể kể đến như Samsung, Intel, Canon, Foxconn,...

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8%/năm.

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã giúp Việt Nam liên tiếp lập nhiều kỳ tích về xuất khẩu, xuất khẩu không ngừng tăng, trung bình 5,794 tỷ USD/năm, từ vị trí là nước đứng thứ 47 năm 2001 lên vị trí 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.

Ngay cả trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19 (giai đoạn năm 2020 - 2021), kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm điện tử cũng đạt nhiều thành tích ấn tượng.

Đơn cử như năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong báo cáo mới nhất của GSO, trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

tro luc cho cong nghiep ho tro nganh dien tu can co giai phap thao go ve von hinh 2

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử đối mặt với nhiều thách thức

Mặc dù gặt hái được rất nhiều thành quả, thế nhưng, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.

Thách thức lớn nhất chính là việc công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển chưa tương xứng, thiếu nghiêm trọng các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi sản xuất các sản phẩm điện tử phải nhập khẩu linh kiện từ nước khác, thay vì lựa chọn các đối tác trong nước.

Đồng tình với quan điểm này, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho rằng: Chính vì việc công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử chưa phát triển, nên trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, kết hợp với các biến động từ thế giới, như ảnh hưởng của dịch bệnh tại Trung Quốc, chiến sự tại Ukraine, các yếu tố này đã khiến Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu vật liệu và linh kiện điện tử.

Bên cạnh đó, bà Hương cho rằng, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử còn đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực lao động lành nghề, thiếu năng lực tài chính và năng lực công nghệ để tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ dòng vốn FDI. Cùng với đó là nguy cơ tiếp nhận chuyển giao công nghệ thấp và trung bình vào Việt Nam.

Để giải quyết các tình trạng này, Chính phủ trong thời gian qua đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư nhằm khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong ngành tiếp cận được chính sách hỗ trợ còn khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương: Thời gian qua, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc tìm mặt bằng sản xuất đến vay vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp hay tiếp cận các chương trình ưu đãi của chính phủ.

Bên cạnh đó, Việt Nam thiếu các trung tâm, viện nghiên cứu đầu ngành để trợ giúp kỹ thuật công nghệ cho các doanh nghiệp, thực hiện thử nghiệm sản phẩm.

Thực tế, các doanh nghiệp không đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Cụ thể, để tham gia cung ứng linh kiện, bản mạch..., cần đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, vì thế nếu không được đảm bảo đầu ra, doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào khó khăn.

Trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Trước những thách thức đang tồn tại, bà Phạm Liên Anh - chuyên gia Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, số hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, nên Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình số hóa cho các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, các lĩnh vực mà khoảng cách chuyển đổi số còn lớn như chức năng nghiệp vụ sản xuất, quản lý chất lượng.

“Phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyển đổi số. Hợp tác với các doanh nghiệp đầu chuỗi trong hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng chuyển đổi số. Phổ biến các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số của Chính phủ để doanh nghiệp tiếp cận được rộng rãi hơn”, bà Liên Anh nói.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thúy Hương thừa nhận rằng, do công nghiệp hỗ trợ điện tử vẫn chưa phát triển tương xứng, khiến giá trị gia tăng nội địa của ngành công nghiệp điện tử vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là do hai điểm yếu về vốn, công nghệ do doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

tro luc cho cong nghiep ho tro nganh dien tu can co giai phap thao go ve von hinh 3

Trước thực trạng đó, để gia tăng giá trị nội địa thì hai điểm nghẽn về vốn và công nghệ phải được giải quyết.

Để tháo điểm nghẽn về vốn, công nghệ, bà Hương cho rằng, nếu để các doanh nghiệp tự thân rất khó mà cần phải có sự trợ giúp từ Nhà nước, chiến lược marketing mang tính quốc tế của Chính phủ.

Ngoài ra, cần có các chương trình của Chính phủ để gia tăng tỷ lệ nội địa như chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, cũng như bố trí, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Thời gian qua, bà Hương nhìn nhận nhiều doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết với Chính phủ bồi dưỡng cho các doanh nghiệp địa phương để trở thành nhà cung ứng cho họ và một số chương trình khá thành công như chương trình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, quản trị, tối ưu hóa quy trình sản xuất của Samsung.

Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đã có những chương trình hỗ trợ tích cực đối với doanh nghiệp trong nước, như hỗ trợ mềm về quản trị, cho phép doanh nghiệp trả chậm về đơn hàng… Đây đều là những tín hiệu tích cực cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nói riêng và toàn ngành công nghiệp điện tử nói chung.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô