Trong cái rủi có cái may, kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ “bão” giá lương thực toàn cầu

Thứ tư, 21/09/2022 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong những cái rủi ro đó, có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế khác.

Kinh tế Việt Nam bứt tốc

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến. Theo đó, GDP quý II đạt mức tăng trưởng 7,7%, và đạt mức bình quân 6,4% trong 6 tháng đầu năm, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và năm 2021. Dù vậy, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với năm 2019, thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

trong cai rui co cai may kinh te viet nam huong loi tu bao gia luong thuc toan cau hinh 1

Kinh tế Việt Nam đang bứt tốc.

Đặc biệt, trong báo cáo mới nhất của GSO, tính đến hết tháng 8/2022, các chỉ số kinh tế như xuất nhập khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp, thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng trưởng rất ấn tượng. Điều này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang có lực đẩy rất lớn và hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2022 từ 6% - 6,5%, như Chính phủ đã đề ra hồi đầu năm.

Trong sự kiện Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vào ngày hôm nay (21/9), ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022, và tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. 

“Kinh tế phục hồi ổn định nhờ các cân đối kinh tế mạnh, được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ”, ông Andrew Jeffries đánh giá.

Ông Andrew Jeffries dự báo, năm 2022, GDP có thể tăng ở mức 6,5% và năm 2023 là 6,7%.

Tuy nhiên, ông Andrew Jeffries cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ví dụ như quá trình suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, điều này sẽ làm cán cân tài khoản vãng lai xấu đi.

Bên cạnh đó, các đợt tăng lãi suất quyết liệt của ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn đã góp phần giảm áp lực tăng giá trên toàn cầu, sự gia tăng bất ổn địa-chính trị toàn cầu lại có thể đẩy giá hàng hóa lên cao, ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam.

Dịch COVID-19 có thể tái bùng phát trong bối cảnh hệ thống y tế chưa đủ sẵn sàng do nhiều nhân viên y tế gần đây xin nghỉ việc và tình trạng thiếu thuốc men, thiết bị y tế.

trong cai rui co cai may kinh te viet nam huong loi tu bao gia luong thuc toan cau hinh 2

Toàn cảnh sự kiện Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.

Lao động thiếu hụt sẽ cản trở sự phục hồi nhanh chóng của khu vực dịch vụ và các lĩnh vực xuất khẩu sử dụng nhiều lao động trong năm 2022. 

“Việc không thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và chi tiêu xã hội theo đúng kế hoạch có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay và năm sau”, ông Andrew Jeffries nhấn mạnh.

Trong cái rủi lại có cái may

Trong rất nhiều rủi ro mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, thì giá cả lương thực đang tăng rất nhanh và việc ngân hàng trung ương nhiều nước điều chỉnh lãi suất, khiến tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục, đang tiếp tục ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế.

Nhìn nhận từ thị trường trong nước có thể thấy, trong khi giá nhiên liệu liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây, riêng giá xăng đã giảm từ 31.000 đồng/lít xuống còn 22.000 đồng/lít, thì giá lương thực vẫn neo ở mức rất cao, thậm chí còn có xu hướng tăng.

Dù vậy, không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng “bão” lạm phát lương thực.

trong cai rui co cai may kinh te viet nam huong loi tu bao gia luong thuc toan cau hinh 3

Kiinh tế Việt Nam hưởng lợi từ “bão” giá lương thực toàn cầu

Đơn cử, tại Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), lạm phát lương thực tính đến giữa tháng 8/2022, đã tăng 8,8%, so với mức trung bình 1,6% trong thập niên trước khi bùng phát đại dịch.

Trong đó, các mặt hàng lương thực như lúa mỳ, gạo, ngũ cốc đều có mức tăng rất mạnh.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam đồng tình với quan điểm, mặc dù giá nhiên liệu năng lượng đang đi xuống, song giá lương thực, thực phẩm đang tăng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình kiểm soát lạm phát của Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam, việc thế giới đối mặt với “bão” giá lương thực đang mang lại nhiều lợi ích.

“Giá lương thực, giá rau, củ, quả thế giới đang tăng, rõ ràng, ngành nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sẽ có giá hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn phụ thuộc vào chi phí đẩy, trong đó, nếu giá xăng dầu và giá logistics tiếp tục giảm, thì ngành nông sản sẽ tận dụng được yếu tố này”, ông Cường cho biết.

Về việc các Mỹ điều chỉnh lãi suất, khiến giá trị của đồng USD tăng rất mạnh, trong khi nhiều ngoại tệ khác như đồng Euro của Liên minh Châu Âu, đồng Yên nhật đã tác động trực tiếp tới xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, riêng trong khu vực Đông Nam Á, hay cả khu vực châu Á, chính sách của Việt Nam chủ trương ổn định lãi suất, từ đó giá trị của đồng tiền ổn định.

Trong khi giá trị của nhiều ngoại tệ khác trong khu vực đang giảm. Điều này chứng tỏ, đồng tiền của Việt Nam đang tăng giá.

“Về mặt lợi ích, khi đồng nội tệ của Việt Nam tăng sẽ tạo ra lực đẩy cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài”, ông Cường chia sẻ.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô