Trung Quốc: Chiến dịch năng lượng mặt trời có đủ sức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Thứ ba, 20/09/2022 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đang tham vọng nhằm lắp đặt các tấm pin mặt trời trên hầu hết các mái nhà, có khả năng thay đổi diện mạo toàn cảnh điện năng và là động lực thúc đẩy kinh tế của các tỉnh thành trong nhiều thập kỷ tới.

Chiến dịch “điện mặt trời trên mái nhà quốc gia”

Là một trong 676 địa điểm thí điểm của chính phủ Trung Quốc vào năm ngoái trong chiến dịch “điện mặt trời trên mái nhà quốc gia”, quận Quảng Ninh - ở phía Tây tỉnh Quảng Đông - đang thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng quang điện dự kiến sẽ tạo ra hàng triệu kilowatt giờ điện hàng năm cho hơn 400.000 ngôi nhà.

Dự kiến, để “phủ sóng” sáng kiến này trên toàn quốc sẽ mất vài năm và tiêu tốn hàng trăm tỷ Nhân dân tệ, đồng thời sẽ tạo ra cơ hội sinh lợi cho các công ty như công ty công nghệ Yangshuo vào thời điểm tất cả các nền kinh tế lớn đang thúc đẩy đạt được mục tiêu trung hoà cacbon.

trung quoc chien dich nang luong mat troi co du suc de thuc day tang truong kinh te hinh 1

Các vết nứt trên thị trường bất động sản khiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính quyền đều hy vọng rằng lĩnh vực năng lượng mới sẽ là động cơ khả thi cho tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa: Lau Ka-kuen/SCMP.

Việc chuyển hướng sang năng lượng mặt trời bền vững không phải là điều gì mới mẻ ở Trung Quốc, trong những năm gần đây, những dự án như vậy ngày càng trở nên phổ biến trên khắp quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, với tốc độ lan rộng nhanh chóng và xảy ra khi tình trạng thiếu điện “thỉnh thoảng” đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc và sinh kế của người dân.

Khi tâm lý đầu tư tổng thể ở Trung Quốc bị suy thoái kinh tế, hệ quả của Covid-19, ngành công nghiệp năng lượng mới - bao gồm quang điện mặt trời - vẫn là một trong số rất ít điểm sáng trong nền kinh tế Trung Quốc, thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào.

Không giống như hình thức phát điện tập trung (điện được sản xuất tại một nhà máy lớn và cung cấp cho người tiêu dùng thông qua lưới điện), các dự án phát điện bằng năng lượng mặt trời như dự án ở quận Quảng Ninh được lắp đặt gần hơn với người tiêu dùng và thậm chí bán lại phần thặng dư cho các công ty điện lực.

Các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng mới hiện nay được các chính quyền địa phương và các ngân hàng hoan nghênh nhất vì chúng là sự lựa chọn an toàn và đúng đắn về mặt chính trị. Họ đang đặt hy vọng vào lĩnh vực này sẽ trở thành một động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng bất động sản - là lực cản nền kinh tế trong năm qua.

Thách thức của kế hoạch năng lượng mặt trời

Hiện tại, triển vọng của kế hoạch đang bị ảnh hưởng bởi những bất ổn quốc tế trong thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng, vì sự tăng trưởng trong tương lai của các ngành năng lượng mới của Trung Quốc dự kiến sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bên ngoài.

Trên khắp thế giới, các Chính phủ đang ngày càng coi năng lượng sạch là một lợi ích kinh tế, đặc biệt là sau khi Mỹ tăng đầu tư vào mạng lưới năng lượng thông minh như một phần trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính, theo Hou Yunhe, một phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hồng Kông (HKU).

Quang điện là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và lao động. Các rào cản kỹ thuật duy nhất chỉ là nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Nhưng hiện nay, ở Trung Quốc, nhờ hiệu ứng quy mô, điện mặt trời đã rẻ ngang với nhiệt điện.

Đây cũng là một trong số rất ít ngành mà Trung Quốc gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu. Theo Dennis Ip, trưởng bộ phận nghiên cứu tiện ích khu vực của Daiwa Capital Markets, Trung Quốc hiện thống trị 80% toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu các sản phẩm quang điện. Nhưng bất chấp sự thống trị đó, những khó khăn vẫn tồn tại trên thị trường quốc tế.

Những thách thức chủ yếu đến từ Mỹ, chẳng hạn như những hạn chế do Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức của người Uygur gây ra. Luật này có hiệu lực từ tháng 6, ngăn chặn hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Mỹ đối với tất cả các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn hoặc một phần từ Tân Cương, nơi Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác - những cáo buộc mà Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ.

Được biết, Tân Cương sản xuất khoảng một nửa polysilicon của thế giới - một vật liệu quan trọng trong sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời.

Triển vọng của kế hoạch năng lượng mặt trời

Một điểm tích cực hiện tại đối với Trung Quốc là hầu hết các mô-đun bảng điều khiển năng lượng mặt trời mà nước này hiện đang xuất khẩu là cho châu Âu.

Tuy nhiên, những bất ổn vẫn còn trong dài hạn, khi các nhà lập pháp ở Liên minh châu Âu đang cân nhắc một lệnh cấm tương tự đối với các sản phẩm được cho là được sản xuất bởi “áp bức người lao động”

Ông Ip cho hay: “Do đó, nhiều công ty Trung Quốc đã bắt đầu mua nguyên liệu thô trực tiếp từ Đức hoặc Đông Nam Á, tránh hoàn toàn chuỗi công nghiệp của Trung Quốc. “Vì vậy, nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc chuyển chuỗi công nghiệp ra khỏi Trung Quốc, lĩnh vực năng lượng mới là một ví dụ rất rõ ràng, vì bản thân các công ty Trung Quốc đã tăng tốc triển khai ở nước ngoài.”

Ngoài là nhà cung cấp các sản phẩm năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, với công suất lắp đặt tích lũy đạt 306 gigawatt vào năm 2021 - chiếm khoảng 40% tổng công suất toàn cầu hiện tại.

Tuy nhiên, năng lượng quang điện hiện chỉ chiếm 3,4% tổng nguồn cung cấp điện của Trung Quốc - quá ít để đóng vai trò quyết định trong lưới điện quốc gia, chưa nói đến nền kinh tế đông dân nhất thế giới.

Tính chất biến đổi của năng lượng mặt trời làm cho việc cung cấp điện không ổn định so với nhiệt điện, tạo thêm áp lực cho lưới điện. Do đó, các công ty điện lực miễn cưỡng chấp nhận điện từ cơ sở hạ tầng quang điện, theo các chuyên gia.

Tuy nhiên, sự phát triển của pin không chỉ là chìa khóa để tăng độ tin cậy của năng lượng mới mà nó còn là trọng tâm của sản xuất EV - một ngành công nghiệp khác mà Trung Quốc có thể dựa vào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, quốc gia này đang khai thác thị trường nội địa khổng lồ của mình để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất. Nếu tính đến các công ty liên doanh, thị phần của Trung Quốc đã tăng từ 36% vào năm 2020 lên 51% vào tháng 6 năm 2022. Hiện nước này sản xuất 3,84 triệu EV trên cơ sở 12 tháng sau đó.

Dựa vào trợ cấp của Chính phủ, các công ty Trung Quốc cũng có ưu thế hơn về các thành phần pin, cũng như khả năng tiếp cận với lithium - một thành phần thiết yếu trong pin EV.

Nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh, vì Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng, và họ đang hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ví dụ, Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất nhập khẩu một số nguyên liệu thô và các bộ phận hoặc linh kiện cho xe điện từ các quốc gia mà họ có hiệp định thương mại tự do, để được hưởng trợ cấp của Chính phủ.

Vậy, bài toán đang cần lời giải hiện tại: Liệu ngành năng lượng mặt trời có thể thay lĩnh vực bất động sản trở thành động lực thúc đẩy kinh tế chính của Trung Quốc hay không?

Các nhà kinh tế nhất trí rằng Trung Quốc triển vọng của ngành công nghiệp điện tử và điện quang học đều không thể kế thừa ngay lập tức lĩnh vực bất động sản - vốn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Do đó, Trung Quốc hầu như không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy trong những năm tới.

“Xét cho cùng, bất động sản và các ngành liên quan đã chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng GDP của Trung Quốc,” Hong Hao, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Trung Quốc GROW Investment Group cho biết.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp