Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Thứ hai, 16/09/2024 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Mở rộng hợp tác với BRICS

Mục đích chính chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị là gặp gỡ đại diện các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) liên quan đến vấn đề an ninh, cũng như thảo luận công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới của nhóm, dự kiến được tổ chức tại Kazan từ ngày 22-24/10.

Hoạt động ngoại giao lần này một lần nữa cho thấy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, đồng thời, Bắc Kinh ngày càng coi trọng, đánh giá cao cơ chế hợp tác trong khuôn khổ BRICS. Ngay trước thềm tới Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh: “BRICS là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc ủng hộ vai trò chủ tịch của Nga, đồng thời cam kết sẽ góp phần củng cố hơn nữa sự hợp tác của các nước trong nhóm để bảo đảm tổ chức hiệu quả hội nghị thượng định của các nhà lãnh đạo BRICS”.

trung quoc no luc tham gia giai quyet cac diem nong hinh 1

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Nga ngày 11-12/9. Ảnh: RBC

Dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS vào tháng 10 tới tại Kazan/Nga, các bên sẽ đề tập đến các vấn đề an ninh quốc tế, cũng như các vấn đề khu vực. Nhiều khả năng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ nhất quyết tổ chức một hội nghị mới để giải quyết xung đột Ukraine.

Các quốc gia ở Nam bán cầu nhìn chung muốn nỗ lực thúc đẩy một giải pháp chính trị nhằm chất dứt cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, vì nó đã làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng và tạo ra những vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho một số quốc gia. Ngoài ra, do các lệnh trừng phạt thứ cấp, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga không thể phát triển toàn diện, điển hình như những vấn đề trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát sinh trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.

Theo giới phân tích chính trị, Trung Quốc, về mặt lý thuyết, có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh có quan hệ chặt chẽ với Moscow, nhưng không làm gián đoạn đối thoại với Kiev. Không loại trừ khả năng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Nga để thảo luận về một cuộc gặp có thể có giữa hai nhà lãnh đạo tại Kazan, mà trong đó, chương trình nghị sự sẽ là các vấn đề an ninh và giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine có thể được chú ý.

Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an ninh. Điều này không chỉ liên quan đến cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, mà còn xuất phát từ tình hình phức tạp, các “điểm nóng” xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tình hình bất ổn ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc) và các tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và sự cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương buộc Trung Quốc phải xem xét các kịch bản khác nhau và thường xuyên so sánh quan điểm với các đối tác, trong đó Nga chiếm vị trí đặc biệt.

Hợp tác trước sức ép từ phương Tây

Không chỉ xúc tiến các cuộc gặp thượng đỉnh với tần suất dày đặc, tăng cường trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng... mà Trung Quốc - Nga đã truyền cho nhau những thông điệp về việc phát triển quan hệ hợp tác an ninh để đối đầu với áp lực chưa từng có từ phương Tây. Hai nước mở rộng phạm vi tập trận chung và thường xuyên tiến hành tuần tra trên biển và trên không giữa các lực lượng hải quân và không quân của hai nước.

Điều thú vị là Trung Quốc đồng thời tích cực thảo luận các vấn đề an ninh với các quốc gia mà nước này có quan hệ căng thẳng hoặc ít nhất là khó khăn. Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 dành riêng cho chủ đề này được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 12-14/9. Khoảng 500 chuyên gia và đại diện Bộ Quốc phòng từ hơn 90 quốc gia được mời tham dự. Đáng chú ý, Mỹ đã cử Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Michael Chase, người cũng trower thành một trong những quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, các chính trị gia châu Âu cũng tới thăm Trung Quốc thời gian gần đây nhằm thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương, cũng như các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm. Ngày 8-11/9, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez công du Trung Quốc. Gần như cùng lúc, ngày 9-12/9, người đứng đầu chính phủ Na Uy Jonas Gahr Store cũng có chuyến thăm cường quốc châu Á.

Bất chấp một số căng thẳng, Trung Quốc vẫn có vai trò then chốt với châu Âu. Nền kinh tế thứ hai thế giới là đối tác thương mại hàng đầu của Tây Ban Nha ngoài Liên minh châu Âu (EU); ngược lại, Madrid là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Bắc Kinh trong EU. Với Na Uy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, sau EU và Mỹ.

Không khó hiểu khi duy trì hợp tác với Bắc Kinh tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả Madrid lẫn Oslo. Tuy nhiên, ở góc độ an ninh, chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo hai nước Tây Ban Nha và Na Uy có ý nghĩa quan trọng không kém. Tây Ban Nha và Na Uy đều là thành viên NATO, nhìn chung không có bất kỳ khác biệt nghiêm trọng nào với Bắc Kinh và do đó, có thể truyền đạt lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề nhạy cảm cho các đồng minh của họ.

Theo tiến sĩ Ekaterina Zaklyazminskaya, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Trung Quốc và châu Á hiện đại, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhận định, Trung Quốc hiện đang cố gắng lôi kéo các nước châu Âu ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Nếu sự hiểu biết lẫn nhau được thiết lập giữa các cường quốc châu Âu và Trung Quốc, sẽ có cơ hội đạt được tiến bộ trong cuộc xung đột Ukraine.

Đồng thời, nhìn chung, EU là đối tác chiến lược của Bắc Kinh không chỉ vì khối lượng kim ngạch thương mại đáng kể (trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với EU đạt khoảng 450 tỷ USD), mà còn vì tiềm năng hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên của Trung Quốc. Đặc biệt, thị trường công nghệ Mỹ đóng cửa chặt chẽ đối với Trung Quốc, nhưng nước này vẫn có thể tiến hành đối thoại với châu Âu trong lĩnh vực này.

Hà Anh

Tin mới

Triển khai Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Triển khai Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

(CLO) Ngày 7/10, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp công bố thông tin về Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất.

Nghề báo
Trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'

Trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'

(CLO) Chiều 7/10, Báo Hànộimới tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết '70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'.

Nghề báo
Đồng chí Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam

Đồng chí Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam

(CLO) Ngày 7/10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam Ri Sung Guk đã đến chào xã giao đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Nghề báo
Hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước

Hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam ban hành là để thực hiện ngay, do vậy, phải ngắn gọn, rõ quan điểm, mục tiêu. Cụ thể là hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách; chưa thực hiện giao dịch quốc tế, trừ những hoạt động trao đổi tín chỉ carbon theo những thoả thuận quốc tế.

Tin tức
Tăng cường phân cấp, phân quyền khi sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tăng cường phân cấp, phân quyền khi sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

(CLO) Ngày 7/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các ý kiến đánh giá đây là một dự án luật khó và đặt vấn đề sửa luật trên tinh thần cụ thể hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước…

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người

(CLO) Nói về chủ đề cho Hội nghị WEF Davos năm 2025 sắp tới tại Davos, Thụy Sĩ là "Định hình kỷ nguyên thông minh", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là nội dung mang tầm thời đại, là vấn đề thế giới phải nghiên cứu, thích ứng và làm chủ. Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng, kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người, phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể.

Tin tức
Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

(CLO) Ngày 7/10, giải Nobel Y học 2024 đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và Gary Ruvkun với những phát hiện về microRNA cũng như vai trò quan trọng của nó trong quá trình phát triển và sinh sống của các sinh vật đa bào.

Thế giới 24h
TPHCM công bố bộ tiêu chuẩn 'trường học số'

TPHCM công bố bộ tiêu chuẩn 'trường học số'

(CLO) Bộ tiêu chuẩn công nhận "trường học số" được UBND TPHCM công bố với 6 tiêu chí nhằm thay đổi phương thức tổ chức hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trên địa bàn.

Giáo dục
Dự báo thời tiết ngày 8/10: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 8/10: Hà Nội sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 8/10, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to, mưa tập trung chiều tối và tối.

Đời sống
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá kiểm tra 'lùm xùm' tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá kiểm tra 'lùm xùm' tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn

(CLO) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đang vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin về những "lùm xùm" trong việc chọn đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Các thế hệ phụ nữ Việt Nam đang tiếp bước truyền thống anh hùng của dân tộc

Các thế hệ phụ nữ Việt Nam đang tiếp bước truyền thống anh hùng của dân tộc

(CLO) Ngày 7/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu nữ chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ tiêu biểu các cấp toàn quốc năm 2024.

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 7/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số các thành viên.

Tin tức
Tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ thói quen hàng ngày giúp ông đạt được thành công

Tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ thói quen hàng ngày giúp ông đạt được thành công

(CLO) Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, bắt đầu ngày mới với một thói quen khá giản dị nhưng vô cùng hiệu quả, khác biệt so với hình dung của nhiều người về lịch trình bận rộn của các tỷ phú.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chuyển đổi 83 ha rừng ở Kon Tum để triển khai một số dự án

Chuyển đổi 83 ha rừng ở Kon Tum để triển khai một số dự án

(CLO) Tỉnh Kon Tum vừa có chủ trương chuyển đổi khoảng 83 ha rừng để thực hiện 12 dự án trên địa bàn hai huyện Đăk Glei và Ia H’Drai.

Đời sống
Bốc thăm môn thứ 3: Để tránh học lệch, học tủ

Bốc thăm môn thứ 3: Để tránh học lệch, học tủ

(CLO) Việc tổ chức thi bốc thăm môn thi thứ 3, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội khiến phụ huynh lo ngại áp lực học tập, thi cử càng nặng nề.

Giáo dục
Nam Định: Bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép

Nam Định: Bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép

(CLO) Lực lượng thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Nam Định bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Những mỏ vàng 'thổ phỉ', nỗi nhức nhối ở Ghana và châu Phi

Những mỏ vàng 'thổ phỉ', nỗi nhức nhối ở Ghana và châu Phi

(CLO) Khai thác vàng trái phép quy mô nhỏ, được người địa phương gọi là “galamsey”, đang tàn phá môi trường của Ghana và gây hại cho sinh kế trên diện rộng. Những nỗ lực của chính quyền nhằm chấm dứt tình trạng này hầu như không đạt được kết quả.

Tiêu điểm Quốc tế
Một năm xung đột Israel - Hamas qua những bức ảnh đẫm máu và đau thương

Một năm xung đột Israel - Hamas qua những bức ảnh đẫm máu và đau thương

(CLO) Một năm sau khi xung đột Israel - Hamas nổ ra ở Gaza vào ngày 7/10 năm ngoái, những hình ảnh về ngày hôm đó và hậu quả kéo dài của nó vẫn còn là nỗi ám ảnh.

Tiêu điểm Quốc tế
Châu Âu áp thuế mạnh xe điện Trung Quốc: Nguy cơ cuộc chiến thương mại mới

Châu Âu áp thuế mạnh xe điện Trung Quốc: Nguy cơ cuộc chiến thương mại mới

(CLO) Việc nhiều nước châu Âu ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu đưa ra các mức thuế bổ sung đối với ô tô điện Trung Quốc có thể gây ra một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế giữa hai bên.

Tiêu điểm Quốc tế
Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

(CLO) Hoạt động như "một nhà nước" trong một nhà nước, vai trò, ảnh hưởng và quyền lực của nhóm vũ trang Hezbollah vẫn khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi về hình thái hoạt động và sức mạnh của họ ở Lebanon.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

(CLO) Cuộc tranh luận giữa ứng viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Tim Waltz và ứng viên đảng Cộng hòa JD Vance là màn tranh luận công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Không giống như Donald Trump và Kamala Harris gặp nhau một tháng trước đó, các đối thủ đã thảo luận chi tiết về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự của Mỹ, và kết quả có vẻ cũng rõ ràng hơn.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

(CLO) Khi Israel và Iran đang có nguy cơ hướng đến một cuộc chiến trực tiếp, chúng ta hãy xem xét năng lực quân sự của mỗi nước, khả năng tấn công lẫn nhau và cách họ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

(CLO) Tối 1/10, Iran đã mở cuộc tấn công ồ ạt với khoảng 180 tên lửa bắn vào Israel, trong đó có cả tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Đây là loại vũ khí mà Tehran từng tự hào tuyên bố có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

(NB&CL) “Con số và mức độ thương vong do hậu quả của các cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Các nhân viên ngành y đang bị quá tải vì phải cứu chữa cho người bị thương” - khẳng định của những bác sĩ tại các bệnh viện ở Lebanon cho thấy tình hình nhân đạo ở Lebanon hiện nay đã đến mức báo động.

Tiêu điểm Quốc tế
Canh bạc ở Trung Đông

Canh bạc ở Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông. Liệu vòng xoáy leo thang mới sẽ đẩy các bên rơi vào “miệng hố chiến tranh”?

Tiêu điểm Quốc tế
Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.

Tiêu điểm Quốc tế