Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Mông Cổ, "tạo điều kiện thuận lợi" cho thương mại với Nga

Thứ sáu, 12/08/2022 09:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã tăng cường quan hệ thương mại với Mông Cổ và đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt nhằm tăng khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và khai thông thương mại với Nga.

Trong tuần này, Mông Cổ - Trung Quốc đã ký kết “các văn kiện hợp tác” sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm tốt đẹp ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Hai bên đã nhất trí kết nối các tuyến đường sắt với đường cao tốc "để giữ cho chuỗi công nghiệp và cung ứng ổn định và không bị cản trở", đồng thời mở lại các cửa khẩu biên giới.

trung quoc tang cuong dau tu vao mong co tao dieu kien thuan loi cho thuong mai voi nga hinh 1

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Mông Cổ Batmunkh Battsetseg tại Ulaanbaatar trong tuần này. Ảnh: EPA-EFE.

Trong khi đó, biên giới tại Trung Quốc và Mông Cổ có phần đất liền dài 4.630 km (2.877 dặm) chủ yếu là sa mạc và núi trống, nhưng cũng là một phần của tuyến đường sắt dài nhất thế giới, Xuyên Siberia.

Thương mại Trung Quốc – Mông Cổ đạt triển vọng tích cực

Do đại dịch Covid-19, một số nút ngã tư đường sắt đã bị “đóng băng” nhưng đối với Trung Quốc, một kết nối bền chặt với Mông Cổ giúp đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực cho nền kinh tế và 1,4 tỷ dân.

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Trung Quốc coi việc phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu là một rủi ro an ninh quốc gia và dễ bị tổn thương về kinh tế.

“Ở những nơi không thể dễ dàng thay thế hàng nhập khẩu bằng sản xuất trong nước, Trung Quốc đang cố gắng chuyển nguồn nhập khẩu của mình sang các nước thân thiện hơn, chẳng hạn như Mông Cổ”, ông Julian nhận định.

Hiện nay, hàng loạt các vấn đề quốc tế như các tranh chấp thương mại của Trung Quốc với Mỹ, Úc và nỗ lực của Mỹ vươn lên dẫn đầu nhằm ngăn chặn hoạt động của các công ty công nghệ Trung Quốc - đã tạo thêm động lực cho quốc gia đông dân nhất thế giới đa dạng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Than và đồng là “chìa khóa” đối với sản xuất điện của Trung Quốc, cũng như các thành phần xây dựng và cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Trung Quốc. Vì thế để đảm bảo ổn định kinh tế, hoạt động nhập khẩu các mặt hàng này cần bền vững, lâu dài.

Trung Quốc đã và đang tích cực nhập các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mông Cổ bao gồm vàng, tiếp theo là than bánh và quặng sắt.

Ước tính, mỗi năm Mông Cổ thu được giá trị thặng dư thương mại không hề nhỏ nhờ việc xuất khẩu sang nước láng giềng, trong đó: xuất khẩu than bánh đạt 2,1 tỷ USD, xuất khẩu quặng đồng đạt 635 triệu USD.

Khoảng hai thập kỷ trước, Mông Cổ có dân số nông thôn, nghèo khó với 3,3 triệu người, nổi lên như một điểm nóng phát triển nhanh về khoáng sản, nhưng thành công kinh tế của quốc gia này đã suy yếu theo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đang chậm lại ở Trung Quốc.

Khoảng 95% hàng hóa xuất khẩu của Mông Cổ được vận chuyển đến Trung Quốc, quốc gia đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới tính theo sản lượng sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Xuất khẩu của Mông Cổ sang Trung Quốc trị giá 5,4 tỷ USD vào năm 2020.

Ông Evans-Pritchard cho hay: “Mục tiêu chính thúc đẩy cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Mông Cổ là mở rộng năng lực cung cấp than và quặng đồng của Mông Cổ.

Một bản ghi nhớ được ký với Trung Quốc sẽ cải thiện vận tải đường sắt xuyên biên giới tại cửa khẩu Gants Mod, trong khi hai bên đã nhất trí thêm trong chuyến thăm của ông Wang về việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, khai thác và năng lượng.

Cải tiến đường sắt khai thông thương mại với Nga

Trung Quốc đã vạch ra một chiến lược để đảm bảo khả năng tự cung tự cấp hàng hóa, bao gồm cả năng lượng, trong bối cảnh các mối quan hệ quốc tế đang thay đổi và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, việc cải tiến các tuyến đường sắt được kỳ vọng sẽ giúp việc lưu thông các chuyến hàng giữa Trung Quốc và Nga suôn sẻ vì hai bên đã thúc đẩy liên kết thương mại ngay cả khi các nước phương Tây trừng phạt Moscow về mặt kinh tế vì cuộc chiến ở Ukraine.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã tăng nhập các lô hàng dầu thô của Nga lên hơn 50% trong tháng 5, trong khi thương mại hai chiều tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong 7 tháng đầu năm 2022 lên khoảng 134 tỷ USD.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, khoảng 90% hoạt động vận tải hàng hóa giữa Trung Quốc và Nga đi qua Mông Cổ.

“Do hầu hết thương mại giữa Trung Quốc và Nga đều đi qua Mông Cổ và thương mại giữa hai bên đã mở rộng nhanh chóng trong năm nay, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ hỗ trợ tạo thuận lợi cho thương mại này”, Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Moody’s Analytics cho biết.

Eric Chiang, nhà kinh tế liên kết tại Moody’s Analytics, chia sẻ thêmt: Đầu tư từ Trung Quốc sẽ giúp Mông Cổ thoát khỏi sự phụ thuộc vào các hệ thống đường sắt cũ thời Liên Xô và vận tải đường bộ.

Các nâng cấp sẽ lần lượt tăng tốc thương mại ba chiều, vì “khả năng kết nối lớn hơn chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho cả ba quốc gia”, ông nói thêm.

Theo hãng tin Montsame, Mông Cổ đã động thổ tuyến đường sắt dài 415 km từ trạm kiểm soát biên giới Erlian đến miền đông giàu khoáng sản của đất nước vào tháng trước.

Ước tính, tuyến đường sắt Choibalsan-Khuut-Bichigt có thể vận chuyển 25 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây không chỉ là tuyến đường sắt quốc tế kết nối bền chặt thương mạ mà còn là biểu tượng gắn kết tình đoàn kết hữu nghị Trung Quốc - Nga.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp