(CLO) Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh các nỗ lực phát triển các tuyến vận tải Bắc Cực, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa hai quốc gia này và phương Tây ngày càng gia tăng.
Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc ngày 28/11 thông báo hai nước đã đạt được đồng thuận về cơ chế và mục tiêu của một ủy ban phụ trách hợp tác phát triển Tuyến đường biển phương Bắc. Tuyến đường này dài 5.600 km, kéo dài từ biển Barents gần Scandinavia đến eo biển Bering gần Alaska.
Cuộc họp đầu tiên của ủy ban này diễn ra hôm 27/11 tại thành phố Saint Petersburg, với sự tham dự của Bộ trưởng Giao thông vận tải Trung Quốc Lưu Vĩ và Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga, ông Alexey Likhachev.
Ông Lưu Vĩ nhấn mạnh: “Phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để phát huy tối đa vai trò của cơ chế hợp tác này, nâng cao năng lực vận tải Bắc Cực, đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực và thúc đẩy những bước tiến mới trong lĩnh vực đóng tàu dành cho vùng cực.”
Ông Likhachev cũng khẳng định Rosatom, đơn vị được chính phủ Nga giao nhiệm vụ phát triển Tuyến đường biển phương Bắc, kỳ vọng hợp tác sâu rộng với Trung Quốc trong các lĩnh vực như vận tải Bắc Cực, an toàn hàng hải và công nghệ đóng tàu.
Tầm quan trọng chiến lược của tuyến Bắc Cực
Theo ông Vương Nghị Vĩ, Giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, các tuyến vận tải Bắc Cực có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn sang châu Âu.
“Logistics hàng hải từ Trung Quốc đến châu Âu lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào kênh đào Suez”, ông giải thích. “Tuy nhiên, các tuyến đường này hiện đang chịu tác động từ xung đột ở Trung Đông, trong khi chiến sự Nga-Ukraine cũng ảnh hưởng đến logistics đường sắt. Do đó, việc kết nối Trung Quốc và châu Âu qua tuyến đường biển Bắc Cực mang ý nghĩa chiến lược”.
Một nghiên cứu của bà Bùi Vân Ứng, nhà quản lý tại PetroChina International, chỉ ra rằng tuyến vận tải từ Liên Vân Cảng (Giang Tô) đến Rotterdam (Hà Lan) truyền thống dài khoảng 20.000 km. Tuy nhiên, nếu đi qua Bắc Cực, khoảng cách này có thể rút ngắn tới 25% và thời gian hành trình giảm từ 10 đến 15 ngày.
Hợp tác trong bối cảnh thay đổi địa chính trị
Trước đây, với tư cách là quốc gia sở hữu chủ quyền lớn nhất tại Bắc Cực, Nga không mấy quan tâm đến các sáng kiến hợp tác phát triển của các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau khi Nga can thiệp quân sự vào Ukraine đã khiến nước này thay đổi quan điểm.
“Hiện Nga đang chịu sự trừng phạt từ phương Tây, trong khi Trung Quốc lại đạt tiến bộ trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, đóng tàu và logistics. Nga giờ đây có thể tận dụng đầu tư và công nghệ của Trung Quốc để vượt qua những rào cản và nút thắt do phương Tây tạo ra”, ông Vương Nghị Vĩ nhận định.
Ngoài tuyến đường biển phương Bắc chạy dọc bờ biển phía bắc Nga, chính phủ Trung Quốc cũng đang theo dõi khả năng khai thác hai tuyến vận tải Bắc Cực khác: Tuyến Tây Bắc chủ yếu đi qua vùng lãnh hải Canada và tuyến xuyên cực chạy qua Bắc Cực.
Mặc dù dự kiến đến thập niên 2050, tuyến xuyên cực mới có thể không còn băng đá và khả thi trong vài tháng mỗi năm, Trung Quốc đã sớm quan tâm đến những ý nghĩa chiến lược của tuyến đường này.
Theo một báo cáo trước đó, các tàu nước ngoài, bao gồm cả tàu Trung Quốc, hiện phải trả phí khi sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc qua Nga. Tuy nhiên, nếu đi qua tuyến xuyên cực - nằm ngoài lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào – các tàu có thể di chuyển tự do và rút ngắn đáng kể hành trình.
Với tầm nhìn dài hạn, Bắc Kinh đã xác định Bắc Cực là một phần trong chiến lược “Con đường Tơ lụa Vùng Cực” của Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế và địa chính trị mà khu vực này mang lại trong tương lai.
(CLO) Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, Nam Bộ sẽ có mưa trái mùa trên diện rộng. Ngày 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Các khu vực khác trên cả nước có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt đối tượng Đặng Nguyễn Hải Sơn (SN 2002, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm cuối cùng trong vụ án "giết người", "gây rối trật tự công cộng" ở TP Đà Nẵng.
(CLO) Ngày 2/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị bắt giữ Lê Xuân Thắng (SN 1981, quê tỉnh Khánh Hòa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mẫu xe Mazda CX-8 tại thị trường Việt Nam được nâng cấp chủ yếu về trang bị tiện nghi và an toàn, bên cạnh việc bổ sung thêm phiên bản 2.5 Signature AWD.
(CLO) Công ty sở hữu cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America) đã nộp đơn xin phá sản khi hai nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức này tranh chấp quyền chủ sở hữu hợp pháp.
(CLO) Ngày 2/12, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) công bố danh sách phân hạng hạt giống của vòng loại Asian Cup 2027 (giai đoạn 3). Theo đó, đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm 1 cùng Syria, Thái Lan, Tajikistan, Lebanon và Ấn Độ.
(CLO) Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, chợ Bến Thành, đường sách TP.HCM... nằm trong top 50 điểm đến du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
(CLO) Ngày 2/12, Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thông tin, đã bắt tạm giam đối tượng Vi Thị Quỳnh (SN 1981, ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh) về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng nêu 7 giải pháp để phát triển ngành logistics; Đánh thuế cao người “lướt sóng” nhà đất, chặn đứng được nạn đầu cơ?; Cần có sự đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học…
(CLO) Về vấn đề công khai danh tính khách hàng tham gia đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này không thể ngăn chặn hành vi “phá hoại” các cuộc đấu giá trong tương lai.
(CLO) Quá trình điều tra ban đầu xác định, bị can Nguyễn Quang Hoàng – Tổng giám đốc Công ty GFDI đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng.
(CLO) Một nghiên cứu gần đây do Trung Quốc dẫn đầu về quá trình tiến hóa của khủng long đã đưa ra một cảnh báo quan trọng đối với thế giới hiện đại, nơi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào công nghệ.
(CLO) Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì đến ngày 2/9/2025 phải hoàn thành hệ thống bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình tiếp tục có bước phát triển vững chắc, đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, trong đó có 14 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.
(CLO) Nguy cơ Hàn Quốc rơi vào giai đoạn tăng trưởng thấp ngày càng rõ rệt khi các tổ chức tài chính lớn đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2025 xuống mức 1%.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường khẳng định doanh nghiệp có phát triển thì tỉnh mới phát triển; an sinh xã hội, đời sống, việc làm của người dân, người công nhân mới đảm bảo…
(CLO) Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, ông Philipp Gabuniya, khẳng định tại một buổi họp báo rằng, cơ quan này sẽ duy trì chính sách tỷ giá thả nổi nhưng sẵn sàng sử dụng các công cụ điều tiết nếu sự biến động của tỷ giá gây nguy cơ cho ổn định tài chính.
(CLO) Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hủy bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga, nhấn mạnh rằng chính các biện pháp này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu.
(CLO) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt Công ty CP Chứng khoán BOS và Công ty cổ phần Quản lý quỹ NTP với một số vi phạm.