Trung Quốc và phương Tây cạnh tranh nhập khẩu dầu thô Kazakhstan

Thứ ba, 16/08/2022 05:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong thị trường dầu thô đầy hỗn loạn, cả Trung Quốc và phương Tây đều tăng nhập dầu của Kazakhstan. Hơn nữa, Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không cho phép Nga can thiệp vào nguồn cung dầu của Kazakhstan.

Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nổi tiếng có trữ lượng dầu lớn nhất đã được kiểm chứng trong khu vực Biển Caspi. Phần lớn lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đến Châu Âu, chiếm khoảng 6% lượng dầu nhập khẩu của lục địa.

Trung bình mỗi ngày, Kazakhstan sản xuất khoảng 2 triệu thùng dầu thô, chiếm khoảng 2% sản lượng dầu toàn cầu. Trong đó, gần 80% sản lượng được vận chuyển đến các thị trường quốc tế thông qua đường ống dẫn Caspian Pipeline Consortium (CPC), kết nối trữ lượng dầu lớn nhất của nước này với cảng Novorossiysk ở Biển Đen của Nga.

trung quoc va phuong tay canh tranh nhap khau dau tho kazakhstan hinh 1

Một đoạn đường ống dẫn dầu CPC ở Kazakhstan vào năm 2017 - Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, Kazakhstan phụ thuộc vào Nga để xuất khẩu phần lớn dầu thô của mình thông qua một đường ống dẫn từ các mỏ dầu phía tây qua miền nam nước Nga đến kho dầu ở Biển Đen của Nga tại Novorossiysk. Điều này đặt ra câu hỏi liệu dầu của Kazakhstan có được phép đến Châu Âu nếu nó được vận chuyển qua Nga hay không?

Vào ngày 22/3, các nhà chức trách Nga tuyên bố rằng một cơn bão đã phá hủy hai trong số ba cơ sở bốc xếp dầu tại Novorossiysk. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cáo buộc rằng Nga muốn nguồn cung toàn cầu bị xiết chặt, tăng giá dầu để gây áp lực lên phương Tây nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt. Sau một tháng, CPC đã được khôi phục toàn bộ hiệu suất.

Được biết, Trung Quốc có những lợi ích thương mại đáng kể ở Kazakhstan, nơi đóng vai trò là cửa ngõ của Sáng kiến Vành đai và Con đường cho cơ sở hạ tầng giao thông toàn cầu.

Các công ty Trung Quốc có vai trò quan trọng trong ngành dầu khí của Kazakhstan. Mặc dù chỉ có một lượng nhỏ dầu thô của Kazakhstan được vận chuyển sang Trung Quốc, nhưng Trung Quốc quan tâm đến việc họ tiếp cận được các thị trường trên toàn thế giới; Nếu không có những lô hàng này, giá dầu sẽ tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trên toàn cầu sẽ giảm, và tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, Kazakhstan đóng vai trò là điểm trung chuyển, là cửa ngõ xuất khẩu hiện có của đường ống dẫn khí đốt Trung Á - Trung Quốc, mang lại nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Với nền kinh tế Trung Quốc đang ảm đạm, một phần do giá năng lượng tăng, Bắc Kinh cần Kazakhstan dầu thô xuất khẩu của quốc gia này nhiều nhất có thể.

Theo hãng tin Bloomberg đưa tin, các công ty và quan chức chính phủ Trung Quốc đang "gấp rút" học cách tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các công ty năng lượng nhà nước tránh bất kỳ vụ mua bán "vội vàng" nào có thể khiến họ bị thiệt hại, chịu rủi ro trừng phạt thứ cấp.

Hơn nữa, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã đăng lại lịch sử khí đốt tự nhiên ở Bắc Kinh, ghi lại mạng lưới Đường ống Khí đốt Trung Á-Trung Quốc nhưng bỏ qua đường ống Sức mạnh Siberia từ Nga sang Trung Quốc trị giá 55 tỷ USD, được đưa vào hoạt động vào năm 2019.

Khi nền kinh tế toàn cầu phải vật lộn với lạm phát và nguy cơ suy thoái, Bắc Kinh đang cảnh giác về những gián đoạn kinh tế tiếp theo. Việc Nga hạn chế thêm hàng xuất khẩu của kazakhtan sẽ là một sự phân tâm lớn của toàn cầu, và các nước thuần nhập khẩu năng lượng.

Sau hàng loạt các động thái của Nga trong việc cấm xuất khẩu dầu sang thô Kazakhtan, nhìn chung nếu muốn tiếp tục nhập khẩu, phương Tây và Trung Quốc sẽ cần đảm bảo sự ổn định cho các chuyến hàng dầu của Kazakhstan.

Lê Na (Theo OilPrice)

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

(CLO) Bloomberg đưa tin ngày 18/3, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ Kpler, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khối lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 3 khi nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang thu dọn các lô hàng bị Ấn Độ xa lánh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương ra "tối hậu thư" việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

(CLO) Ngày 18/3, Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo 3 doanh nghiệp trên địa bàn vì liên quan đến nợ thuế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá dầu thô leo lên mức cao nhất trong 4 tháng

Giá dầu thô leo lên mức cao nhất trong 4 tháng

(CLO) Giá dầu thô tăng vọt lên 86 USD/thùng ngày 18/3, đạt mức cao nhất trong 4 tháng, khi các chuyên gia trong ngành cho rằng sự gia tăng này là do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Iran ký các hợp đồng dầu mỏ mới trị giá 13 tỷ USD

Iran ký các hợp đồng dầu mỏ mới trị giá 13 tỷ USD

(CLO) Các công ty năng lượng của Iran đã được cấp những hợp đồng lớn nhất trong thập kỷ qua vào cuối tuần, khi Tehran tìm cách tăng sản lượng tại các mỏ dầu lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp