Trường Cơ khí - Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội: Điểm sáng trong đào tạo và nghiên cứu công nghệ ứng dụng

Thứ năm, 04/04/2024 09:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập trên cơ sở sáp nhập và phát triển khoa Cơ khí và khoa Công nghệ Ô tô thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đây là 2 khoa có bề dày truyền thống gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có bề dày lịch sử hơn 125 năm xây dựng và phát triển, tiền thân là hai trường: Trường Chuyên nghiệp Hà Nội (thành lập năm 1898) và Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng (thành lập năm 1913). Qua nhiều lần sáp nhập, đổi tên, nâng cấp từ trường Trung học Công nghiệp I lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

truong co khi  o to dai hoc cong nghiep ha noi diem sang trong dao tao va nghien cuu cong nghe ung dung hinh 1

Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội được hướng dẫn trên sa bàn thực hành chẩn đoán hệ thống phanh ABS, năm 2022. Ảnh: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Trên nền tảng sức mạnh truyền thống được kế thừa từ các trường tiền thân, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang tiếp tục khẳng định tính ưu việt của một mô hình đại học mới, nhân lên những giá trị mới, từng bước phát huy hiệu quả mô hình quản trị đại học tiên tiến, đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Điển hình là việc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành lập trường Cơ khí – Ôtô.

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập hồi tháng 8/2023 trên cơ sở sáp nhập khoa Cơ khí và khoa Công nghệ Ôtô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đây là 2 khoa có bề dày truyền thống gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; là đơn vị mũi nhọn trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Trường Cơ khí – Ôtô là trường thuộc trường đại học đầu tiên trong cả nước. Mặc dù với thành lập được hơn nửa năm nhưng trường Cơ khí - Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội đang giảng dạy, đào tạo cả nghìn học sinh, sinh viên.

Theo TS. Kiều Xuân Thực – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, việc phát triển từ trường đại học thành đại học sẽ là cơ hội để các trường đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả hơn. Việc thành lập các trường trong trường đại học giúp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho từng đơn vị, thúc đẩy quyền tự chủ của các trường trong đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên,….

Tính đến hiện tại, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 2 trường thành viên được thành lập theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại năm 2018, gồm trường Ngoại ngữ - Du lịch (thành lập tháng 12/2021) và trường Cơ khí - Ôtô. Mục tiêu đến năm 2025, trường sẽ phát triển thành Đại học Công nghiệp Hà Nội với 3 - 5 trường thuộc, trực thuộc.

Với mục tiêu đến 2025, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ phát triển thành Đại học Công nghiệp Hà Nội với 3 - 5 trường thuộc, trực thuộc, nhà trường đã thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu quản lý, đào tạo và mô hình quản trị mới, phù hợp với xu thế phát triển tiên tiến của thế giới.

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội có đội ngũ cán bộ, nhà giáo giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, là đơn vị có số cán bộ, giảng viên trình độ cao đứng đầu trong nhà trường với trên 50 cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Trong đó, nhiều thầy giáo, cô giáo là những nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ ô tô, tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và nước ngoài.

truong co khi  o to dai hoc cong nghiep ha noi diem sang trong dao tao va nghien cuu cong nghe ung dung hinh 2

Trường Cơ khí - Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội ươm mầm tài năng khoa học công nghệ từ giáo dục STEM. Ảnh: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Các ngành thuộc Trường Cơ khí – Ôtô, Đại học Công nghiệp Hà Nội gồm: Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ kỹ thuật điện tử ôtô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Robot và trí tuệ nhân tạo, Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp.

Trường thực hiện chức năng đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Cơ khí - Ô tô; phát triển các chương trình đào tạo liên ngành, linh hoạt để tạo ra các chương trình chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mang tính hội nhập quốc tế cao; mở rộng, chuyên sâu và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội; tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn lĩnh vực Cơ khí - Ô tô,….

Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, việc phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một xu thế tất yếu, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ mang tính tiên phong và giàu sức sáng tạo. Giáo dục STEM (Cụm từ viết tắt của các môn Khoa học - Science, Công nghệ - Technology, Kỹ thuật – Engineering và Toán học – Mathematics) đóng vai trò đòn bẩy, là giải pháp trực tiếp nâng cao tri thức, đổi mới tư duy của người trẻ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục STEM, Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung và Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng thực hiện chương trình đồng hành cùng các trường THPT triển khai giáo dục STEM, tài trợ thiết bị và chuyển giao công nghệ STEM.

Qua đó, ươm mầm những hạt giống nghiên cứu khoa học, để các em học sinh thỏa sức sáng tạo, phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, phát triển kỹ năng làm việc trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Đồng thời, làm tiền đề định hướng cho các em có niềm đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp về các ngành công nghệ, kỹ thuật.

Theo PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội: Việc dành tặng các sản phẩm STEM do thầy và trò Nhà trường nghiên cứu, thiết kế và chế tạo đã giúp các em học sinh tiếp cận với những sản phẩm khoa học công nghệ từ rất sớm, hoàn thành dự án thực tế học tập thông qua trải nghiệm. Từ đó, hình thành tư duy học đi đôi với hành, năng lực đổi mới sáng tạo, thích ứng giải quyết những bài toán khoa học, sớm làm quen với môi trường học tập ở bậc đại học từ khi còn là học sinh phổ thông.

Trong thời gian tới, Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung và Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện các mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được học tập kiến thức chuyên môn hiện đại và ứng dụng khoa học - công nghệ cao. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp với yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn. Đồng thời phát triển quy mô và nâng cao hơn nữa các chương trình giáo dục, là điểm sáng trong đào tạo và nghiên cứu công nghệ ứng dụng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

PV

Bình Luận

Tin khác

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

(CLO) Theo chuyên gia, yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đã khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Giáo dục
Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 tổ chức vào cuối tháng 6, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến vào 8h ngày 17/7.

Giáo dục
Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

(CLO) Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải.

Giáo dục
Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục