Trường Đại học Tôn Đức Thắng phủ nhận thông tin 200 tiến sĩ cơ hữu nghỉ việc

Thứ hai, 08/08/2022 18:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phía Trường Đại học Tôn Đức Thắng khẳng định không có chuyện 300 nhân sự thầy, cô giáo nghỉ việc, càng không có chuyện trong đó có 200 giảng viên có học vị tiến sĩ nghỉ việc.

Mới đây dư luận bất ngờ trước thông tin 200 tiến sĩ nghỉ việc tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng và sự tụt hạng của trường này. Thông tin này được cho là có từ nội dung phiếu chất vấn của một vị đại biểu Quốc hội.

Trước vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với ông Vũ Anh Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng.

truong dai hoc ton duc thang phu nhan thong tin 200 tien si co huu nghi viec hinh 1

Trường Đại học Tôn Đức Thắng được đánh giá cao về mô hình tự chủ (ảnh nguồn internet).

Theo ông Vũ Anh Đức, thông tin này không chính xác, được đưa ra không phù hợp trong thời điểm tuyển sinh của nhà trường. Ông Vũ Anh Đức cũng cho rằng, nhà trường cũng đã có báo cáo cụ thể về vụ việc này với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Cụ thể, trong báo cáo của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhà trường cho rằng, không biết thông tin trên được cung cấp từ nguồn nào, có văn bản chính thức hay không về số liệu khi nêu ra ý kiến chủ quan rằng: “Trường Đại học Tôn Đức Thắng liên tục xuống dốc…rớt 200 hạng trong Bảng xếp hạng The Impact Rankings…; hơn 300 thầy, cô giáo nghỉ việc, trong đó có hơn 200 tiến sĩ…; tỷ lệ công bố được 1/5 số bài/năm so với năm 2020…”.

Theo báo cáo định kỳ và mới nhất của nhà trường gửi đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan, đối tác trong năm học 2020 – 2021 và 2021 – 2022 thì không giống như những nội dung trên.

Cụ thể, theo báo cáo của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, hiện nay nhà trường đang đi vào hoạt động ổn định, tập thể thầy, cô, giảng viên, viên chức và người lao động của trường này đoàn kết cùng nỗ lực để khắc phục các vấn đề vi phạm, tồn tại theo nội dung từ Kết luận của Đoàn kiểm tra Tổng Liên đoàn và Kết luật về các hạn chế, sai phạm từ Ủy ban kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

“Những thành tựu của Nhà trường đạt được đến nay là tâm huyết, là sự nỗ lực tận tụy của cả tập thể thầy, cô giáo, giảng viên – viên chức và người học qua nhiều thế hệ” – báo cáo khẳng định.

Cũng theo báo cáo của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, về thành tựu xếp hạng đại học của nhà trường thì vào tháng 2/2022, Trường Đại học Tôn Đức Thắng được Tổ chức xếp hạng đại học The World University Rankings xếp thứ 98 trong tổng số 790 đại học được đưa vào bảng xếp hạng, trở thành Trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam vào Top 100 đại học trẻ tốt nhất thế giới.

Cũng trong năm 2022 Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp vào Top 500 trường học tốt nhất toàn cầu theo THE. Và mới nhất vào 1/6/2022, Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp thứ 73 trường Đại học tốt nhất ở Châu Á.

Vì vậy đối với nội dung phản ánh “Trường Đại học Tôn Đức Thắng liên tục tụt dốc và kết quả xếp hạng The Impact Ranking rớt hạng” là không đúng theo tính chất sự việc.

Về việc số lượng giảng viên – viên chức nghỉ việc, trong báo cáo Trường Đại học Tôn Đức Thắng giải thích, từ tháng 6/2021, Nhà trường đã thành lập Hội đồng kiểm tra việc thực hiện quy trình thẩm định các công bố khoa học của trường.

Sau khi Hội đồng này rà soát các hợp đồng hợp tác nghiên cứu đối với nghiên cứu viên kiêm nhiệm ngoài trường mà trước đây giai đoạn 2017 – 2019 có sự ký hợp đồng hàng loạt với các thành viên bên ngoài Trường để hợp tác nghiên cứu (nghiên cứu viên kiêm nhiệm) với mục tiêu công bố bài báo ISI/Scopus nhằm chạy theo xếp hạng đại học, tăng số lượng bài báo khoa học một cách không thực chất và bền vững.

Sau khi kiện toàn Hội đồng trường và khắc phục các tồn tại sau thanh, kiểm tra, Nhà trường đã rà soát điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp với tình hình của trường.

Nhà trường dừng lại việc tiếp tục ký Hợp đồng hợp tác nghiên cứu (nghiên cứu viên kiêm nhiệm) với những người không có liên hệ công việc cụ thể với Trường Đại học Tôn Đức Thắng (rất nhiều người trong số này chưa từng đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng hoặc biết về Trường Đại học Tôn Đức Thắng).

Hiện nay Nhà trường chỉ duy trì việc hợp tác nghiên cứu thực chất với các nhà khoa học bên ngoài có hoạt động cụ thể với trường.

“Vì vậy hoàn toàn không có chuyện nhân sự cơ hữu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng bỏ việc và một lần nữa, Nhà trường khẳng định không có chuyện 300 nhân sự thầy, cô giáo nghỉ việc, càng không có chuyện trong đó có 200 giảng viên có học vị Tiến sĩ nghỉ việc” – báo cáo nêu rõ.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục