Từ những luận án không “giúp ích gì cho đời”: Siết chặt thông qua hậu kiểm

Thứ sáu, 13/05/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều nhà khoa học cho rằng những luận án tiến sĩ không xứng tầm, dưới chuẩn là thực tế không lạ trong nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Đây không phải là lần đầu dư luận xôn xao bàn tán, nhiều năm nay, xã hội đã râm ran về các luận án tiến sĩ “không giúp ích gì cho cuộc sống".

Những ngày gần đây, giới học thuật và dư luận bàn luận rất nhiều về luận án tiến sĩ có tên “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La” của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ tại Viện Khoa học Thể dục thể thao. Nội dung đề tài công bố tháng 12/2021, nghiệm thu thành công cấp Viện ngày 19/1/2022. Nhiều nhà khoa học cho rằng những luận án tiến sĩ không xứng tầm, dưới chuẩn như trên là thực tế không lạ trong nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Đây không phải là lần đầu dư luận xôn xao bàn tán, nhiều năm nay, xã hội đã râm ran về các luận án tiến sĩ “không giúp ích gì cho cuộc sống”.

Khi phổ cập tiến sĩ, thạc sĩ trở thành xu hướng

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng quy mô đào tạo sau đại học, cụ thể là đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đang được mở rộng. Về nguyên nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã từng nói, “nếu như ở Mỹ, tiến sĩ chỉ làm việc trong các viện nghiên cứu, trường học. Còn ở Việt Nam đang có xu hướng phổ cập tiến sĩ, thạc sĩ”.

Còn nhớ câu chuyện đề án chồng đề án khi đề án 911 với mục tiêu đến năm 2020 đào tạo 23.000 tiến sĩ chưa kết thúc thì Bộ GD&ĐT đã vội lập đề án mới đến năm 2025 đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỷ đồng. Đây là một trong những lý do khiến việc đào tạo tiến sĩ nở rộ, sinh ra các “lò ấp” tiến sĩ mà số lượng không đi đôi với chất lượng.

tu nhung luan an khong giup ich gi cho doi siet chat thong qua hau kiem hinh 1

Gần đây nhất, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Đây được ví như “lò ấp” tiến sĩ, vì kết quả kiểm tra, thống kê ban đầu cho thấy, trong năm 2015, chỉ riêng Học viện Khoa học Xã hội đã cho “ra lò” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút cho “ra lò” 1 tiến sĩ. Đã có những đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, cho dù nghĩ mãi cũng không biết để dùng vào việc gì, mang lại lợi ích gì cho nền khoa học nước nhà.

Qua đó cho thấy, công tác hậu kiểm của Bộ GD&ĐT đối với các đề tài tiến sĩ đã được bảo vệ chưa được làm đến nơi đến chốn, chưa triệt để và cách giải quyết cũng nửa vời.

Cần phải siết chặt hơn nữa đối với việc đào tạo tiến sĩ thông qua việc sàng lọc, thanh tra các cơ sở đào tạo hàng năm; quy trình thẩm định hồ sơ, bảo vệ luận án tiến sĩ phải được thực hiện nghiêm túc thông qua nhiều công đoạn thảo luận, kiểm định, phản biện… Việc hậu kiểm luận án cần phải được thực hiện nghiêm túc, phải xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Vậy nên, chuyện cái tên luận án tiến sĩ, đừng cười người viết luận án, mà hãy cười những người khác; và cười chua xót rằng tại sao những “lò ấp” kia vẫn tồn tại mà chưa thấy ai bị lôi ra ánh sáng.

Cần một nền học thuật chất lượng

Từ luận án tiến sỹ cầu lông, câu chuyện về chuẩn đầu ra tiến sĩ lại được các nhà khoa học đem ra bàn thảo. Còn nhớ tháng 7/2021, khi Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021) được Bộ GD&ĐT vừa ban hành đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học mà điểm mấu chốt chính là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.

Gắn với bối cảnh hiện nay, khi dư luận đang râm ran về những luận án kiểu tiến sỹ cầu lông, GS. Ngô Việt Trung cho rằng: “Bộ GD&ĐT phải đặt chuẩn đầu ra của tiến sĩ tiệm cận dần trình độ thế giới. Ngay yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế 2017 vẫn còn thấp hơn một số nước quanh ta. Với việc quy chế 2021 không còn yêu cầu công bố quốc tế, có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á”.

Ông cũng phân tích thêm: “Khi ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021, Bộ GD&ĐT giải thích là Quy chế 2017 “thắt chặt đào tạo tiến sĩ” và “bối cảnh đã thay đổi” nên Quy chế mới chỉ “đưa ra yêu cầu tối thiểu cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học và các ngành” theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Làm như vậy Bộ đã vô tình hợp pháp hóa việc đào tạo tiến sĩ chất lượng thấp, đi ngược lại mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế do chính Bộ đặt ra khi bắt đầu soạn thảo quy chế 2021. Tóm lại, có thể kết luận cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có tác dụng đào thải trong đào tạo tiến sĩ, không ngăn cản được việc các “lò ấp” tiến sĩ hồi sinh”.

tu nhung luan an khong giup ich gi cho doi siet chat thong qua hau kiem hinh 2

Tôi rất hy vọng Bộ GD&ĐT can đảm sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021 theo hướng nâng cao chất lượng đầu ra, giữ yêu cầu luận án có công bố quốc tế trên các tạp chí quốc tế có uy tín với những điều chỉnh thích hợp cho các ngành còn yếu về công bố quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Trong một xã hội liêm chính thì có thể dùng cái tốt át cái xấu, còn trong một xã hội chưa liêm chính thì phải có chế tài không cho cái xấu phát triển” - GS. Ngô Việt Trung kiến nghị.

Phải thừa nhận rằng, trong mấy chục năm qua, nền giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều cố gắng, kiên trì đổi mới, cải cách theo hướng tiệm cận dần với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vì thế mà giáo dục đại học đã khởi sắc, có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây. Bằng chứng là 10-15 năm trước, giáo dục đại học Việt Nam không có tên trên “bản đồ giáo dục đại học” thế giới, nhưng vài ba năm gần đây đã có trường này trường kia lọt top (tuy chưa cao) trong các bảng xếp hạng đại học uy tín.

Bất luận thế nào, chúng ta cần một hệ thống giáo dục đại học mạnh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Chúng ta không cần một hệ thống giáo dục đại học với việc tuyển sinh gần như tháo khoán, đến mức “khó như trượt đại học” và với hàng ngàn luận án tiến sĩ mà người làm ra nó cũng không muốn đọc lại sau khi đã bảo vệ xong. Những luận án tiến sĩ như thế này chỉ làm chật chội thêm các kho lưu trữ và như ai đó đã nói, đó là các luận án “bôi bác nền học thuật nước nhà bằng những đề tài tào lao” như luận án “cầu lông” và không chỉ có luận án “cầu lông”.

Chúng ta cần một hệ thống giáo dục mạnh, đóng góp nhiều chuyên gia cho các tổ chức quốc tế, cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước, đóng góp nhiều giảng viên chính thức và giáo sư thỉnh giảng cho các đại học danh giá trên thế giới. Chúng ta cần nhiều tiến sĩ có thể tranh biện ngang ngửa và sòng phẳng, tâm phục và khẩu phục, với các nhà khoa học cùng chuyên môn nước ngoài cả về lý luận/lý thuyết và thực tiễn, chứ không phải các tiến sĩ chỉ có tên trên các tấm card visit thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền.

Chúng ta cần nền giáo dục đại học với nhiều phát minh, sáng chế đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng góp cho sự tiến bộ xã hội, làm giàu có thêm kho tàng tri thức của nhân loại, chứ không cần một nền giáo dục đại học với rất nhiều giáo sư nhưng lại rất ít giáo sư biết nghiên cứu khoa học, gặp “Tây” (nhà khoa học nước ngoài) là “chạy”; tuyệt đại bộ phận các công nghệ mới mà các doanh nghiệp cần đều là “hàng ngoại nhập”!

Chúng ta cần là một nền học thuật chất lượng chứ không phải nền giáo dục chạy theo số lượng, khoe mẽ với thiên hạ bằng số giáo sư, tiến sĩ, bằng các tấm danh thiếp để các nhà khoa học Việt Nam đều có thể tự hào ngẩng cao đầu ở các hội nghị và hội thảo khoa học quốc tế.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn