Từ phim ảnh, “Chiến tranh giữa các vì sao” có thể ra ngoài đời thực!

Thứ sáu, 04/02/2022 19:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đang đẩy mạnh việc cải tiến công nghệ và thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài không gian. Viễn cảnh các vệ tinh, tàu vũ trụ của các nước bắn phá nhau như trong serie phim “Chiến tranh giữa các vì sao” không còn xa vời!

Cuộc chạy đua ngoài không gian

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian sẽ bổ sung thêm một lớp khác cho các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có, sẽ tập trung vào việc đánh chặn tên lửa ngay trong giai đoạn đầu. Điều này làm tăng cơ hội đánh chặn thành công so với đánh chặn giữa chặng và cuối chặng - những thời điểm mà tên lửa có thể thực hiện các động tác né tránh ở tốc độ siêu thanh.

tu phim anh chien tranh giua cac vi sao co the ra ngoai doi thuc hinh 1

Mối nguy về tên lửa siêu thanh có thể châm ngòi chiến tranh ngoài không gian giữa các cường quốc.

Tức là hệ thống phòng thủ ngoài không gian sẽ nhắm mục tiêu vào chính các vệ tinh của đối thủ - mắt xích quan trọng trong việc triển khai vũ khí siêu thanh, từ quy trình liên quan đến việc phóng tên lửa đến nhắm vào mục tiêu.

Các vệ tinh vũ trang có thể tấn công vệ tinh của đối phương theo nhiều cách, bao gồm thông qua các cuộc tấn công vật lý, năng lượng được định hướng hoặc vũ khí thông thường; hay chiến tranh điện tử, phun hóa chất hoặc thậm chí là va chạm trực tiếp.

Trong tháng này, vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc đã sử dụng một cánh tay robot để kéo một vệ tinh Beidou đã chết ra khỏi quỹ đạo bình thường và đẩy nó vào “quỹ đạo nghĩa địa” được chỉ định cho các vệ tinh sắp hết thời gian hoạt động.

Ngoài Shijian-21, Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc - đối trọng của Bắc Kinh với Trạm vũ trụ quốc tế - cũng có một cánh tay robot có khả năng tương tự. Do đó, các vệ tinh được trang bị cánh tay robot cũng có thể được thiết kế để đẩy các vệ tinh quân sự ra khỏi quỹ đạo, hoặc thậm chí phá hủy vệ tinh đối thủ về mặt vật lý.

Các vệ tinh quân sự cũng có thể được trang bị vũ khí để giao tranh với các vệ tinh của đối phương. Mỹ có kế hoạch vào năm 2023 sẽ gắn các vũ khí năng lượng định hướng như tia laser và chùm hạt trung tính trên các vệ tinh quân sự của mình.

Mặc dù mục đích chủ yếu dành cho phòng thủ, những vũ khí này có thể được sử dụng để tiêu diệt các vệ tinh của đối phương đang liên kết với việc triển khai tên lửa siêu thanh dưới mặt đất.

Các vệ tinh quân sự cũng có thể được trang bị vũ khí thông thường, với việc Nga đã bắn thành công pháo tự động đặt trên trạm vũ trụ Salyut của mình vào năm 1975. Nga còn từng có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ Almaz trang bị tên lửa, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại vào năm 1978.

Ai cũng có thể gây chiến!

Bản thân vệ tinh cũng có thể được sử dụng làm vũ khí chống vệ tinh thông qua va chạm trực tiếp. Các vệ tinh dân dụng có thể được vũ khí hóa thông qua phương thức tấn công này, vì chúng có thể được điều khiển bởi quốc gia đang vận hành để đâm vào vệ tinh của đối thủ.

tu phim anh chien tranh giua cac vi sao co the ra ngoai doi thuc hinh 2

Những vệ tinh dân dụng này hoàn toàn có thể trở thành vũ khí khi được trang bị tên lửa, súng lazer hay đơn giản lao vào vệ tinh đối phương.

Điều này cũng có khả năng biến không gian trở thành một vùng xám hoặc miền chiến tranh hỗn hợp, trong đó sự phân biệt giữa các thực thể nhà nước, phi nhà nước và dân sự bị xóa nhòa, nhằm phục vụ cho cả kiểu chiến tranh thông thường lẫn bất thường.

Do không có sự ngăn cách về biên giới, thì ngay cả một thực thể tư nhân cũng có thể khai tiến hành chiến tranh đối với một quốc gia, thậm chí cả một liên minh quân sự hùng mạnh bên ngoài không gian.

Trong một minh chứng khả thi về việc tư nhân hóa chiến tranh vùng xám trong không gian là vào năm ngoái, Mỹ rất có thể đã cố tình dàn dựng một vụ va chạm gần giữa một trong các vệ tinh Starlink của hãng SpaceX và Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc đưa ra một phản đối ngoại giao chính thức, nhưng Mỹ đã không đáp lại.

Nga cũng đã thực hiện hành động tương tự vào năm 2014 khi vệ tinh Luch của họ đến gần một vệ tinh Intelsat của Mỹ ở một khoảng cách nguy hiểm. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng Nga có thể đang đánh cắp dữ liệu từ vệ tinh của Mỹ, khiến chuông cảnh báo về nguy cơ va chạm được rung lên.

Khác biệt nằm ở công nghệ 6G?

Sự phát triển của công nghệ thế hệ tiếp theo là 6G nhiều khả năng sẽ trở thành chìa khóa trong cuộc chiến ngoài không gian. Nó có thể được ứng dụng dễ dàng và rất hiệu quả cho lĩnh vực quân sự. Sự phát triển của vũ khí siêu thanh vốn cần vệ tinh dẫn đường, nên càng làm tăng giá trị và sự cần thiết của vệ tinh quân sự.

Theo hướng này, Trung Quốc được cho là đã phát triển công nghệ 6G để giải quyết vấn đề mất liên lạc ở tốc độ siêu âm. Vũ khí siêu thanh gặp khó khăn trong việc duy trì liên lạc do sức nóng, ion hóa xuất hiện trên bề mặt, gây ra sự ngăn cản sóng điện từ trong quá trình bay siêu thanh.

tu phim anh chien tranh giua cac vi sao co the ra ngoai doi thuc hinh 3

Viễn cảnh các tàu vũ trụ của các nước hoặc ngay cả tổ chức tư nhân bắn phá nhau ngoài không gian như trong phim không còn quá xa vời.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một thiết bị laser 6G tạo ra chùm sóng điện từ liên tục trong dải terahertz, dải tần cũng được sử dụng cho công nghệ 6G. Các cuộc thử nghiệm trên mặt đất đã cho thấy thiết bị này có thể xuyên qua lớp plasma bao quanh vũ khí siêu thanh.

Công nghệ như vậy có thể được tích hợp trong các vệ tinh quân sự để cung cấp thông tin liên lạc đáng tin cậy và chuyển tiếp dữ liệu nhắm mục tiêu tới vũ khí siêu thanh. Năm ngoái, Trung Quốc đã phóng vệ tinh 6G đầu tiên trên thế giới với công nghệ terahertz, trong khi SpaceX của Mỹ đã công bố kế hoạch nâng cấp vệ tinh Starlink của mình với khả năng kết nối laser. Cả hai khái niệm này có thể sớm được điều chỉnh cho các ứng dụng quân sự, nhằm phục vụ cho cả việc tấn công lẫn phòng thủ vũ khí siêu thanh!

Rõ ràng, bất cứ ai cũng rất phấn khích khi xem serie phim “Chiến tranh giữa các vì sao” của đạo diễn lừng danh George Lucas. Tuy nhiên, hẳn chẳng ai muốn những hình ảnh bắn phá chết chóc bên ngoài không gian đi từ phim ảnh để ra ngoài đời thực. Song nguy cơ đó lại không phải không thể xảy ra, thậm chí có thể ngay trong tương lai gần!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế