(CLO) Tỷ phú Wan Long đã từ chức Giám đốc điều hành WH Group, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, để lại đế chế của mình trong tay của những người không phải gia đình sau khi con trai ông bị sa thải hai tháng trước vì có hành vi sai trái.
Gia đình lục đục, người ngoài lên nắm quyền
Công ty được niêm yết ở Hong Kong này đã bổ nhiệm Guo Lijun, người đảm nhận vai trò giám đốc tài chính từ năm 2016, kế nhiệm ông Wan hiện đã 80 tuổi, theo một hồ sơ gửi lên sàn chứng khoán.
Sự thay đổi nhân sự, có hiệu lực ngay lập tức, sau khi Wan Hongjian, 52 tuổi, bị sa thải vào tháng 6 vì hành vi sai trái. WH nói rằng anh ta đã phạm tội “có hành vi kích động” đối với tài sản của công ty mà không giải thích rõ về tình huống.
Ông Wan Long, người sở hữu 23,34% công ty vào cuối năm 2020, sẽ tiếp tục giữ chức chủ tịch.
Zhou Ling, một nhà quản lý của Shanghai Shiva Investment, cho biết: “Sự kế thừa của quỹ doanh nghiệp gia đình ở Trung Quốc thường có tác động rất lớn đến khung cơ bản của công ty. Việc chuyển đổi quyền lực có thể tạo ra một số bất ổn trong doanh nghiệp nếu các thành viên trong gia đình không thể hòa hợp với nhau”.
Trong hồ sơ, công ty cho biết Wan Hongwei, 47 tuổi, một người con trai khác của nhà sáng lập Wan Long, sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành và phó chủ tịch.
Anh trai của Wan Hongwei, Wan Hongjian, là giám đốc điều hành và phó chủ tịch trước khi bị tước đi chức danh của mình. Vị trí này chịu trách nhiệm kinh doanh thương mại quốc tế của WH.
WH, có cơ sở hoạt động tại tỉnh Hà Nam, sở hữu nhà sản xuất thịt lợn Smithfield Foods có trụ sở tại Hoa Kỳ đã được công ty đã mua lại vào năm 2013.
Trung Quốc bước vào cuộc cải tổ lớn
Guo Lijun, 50 tuổi, người kế nhiệm ông Wan là một kế toán viên kỳ cựu với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc giám sát các hoạt động tài chính tại nhiều công ty khác nhau.
Ông trở thành giám đốc điều hành của WH Group vào cuối năm 2013 và giữ vai trò giám đốc tài chính 3 năm sau đó.
Hàng chục công ty đại chúng của Trung Quốc đang trải qua cuộc cải tổ lớn khi những người sáng lập của họ chuyển giao quyền kiểm soát cho thế hệ tiếp theo.
Thế hệ doanh nhân Trung Quốc đầu tiên thành lập các công ty trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, bất động sản và thương mại vào những năm 1980 và 90 khi đất nước bắt đầu quá trình cải cách dựa trên thị trường.
Tinh thần dám nghĩ dám làm và thói thích mạo hiểm cao đã mang lại cho họ khối tài sản kếch xù và khiến một số người trong số họ trở thành những người giàu nhất đất nước.
Sự chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc sang mô hình dựa vào tiêu dùng đã khiến nhiều doanh nghiệp gia đình phải tiến hành đại tu để tồn tại trong thời kỳ suy thoái. Nhiều thành viên thế hệ thứ hai của các công ty do gia đình điều hành hiện đang xem xét tham gia vào các doanh nghiệp với tầm nhìn toàn cầu hơn.
Một phần tài sản của các gia đình có thể được phân bổ vào cổ phiếu hoặc tài sản nước ngoài như một cách để đa dạng hóa tài sản.
(CLO) Hai tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu vàng từ 15% xuống còn 6%. Động thái này đã giúp hạ nhiệt giá vàng ở mức cao kỷ lục và thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với mặt hàng hiếm này.
(CLO) Bộ Công Thương đã có Công điện về việc điều tiết các hồ chứa thủy điện, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.
(CLO) Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ phân cấp nhiều hơn thẩm quyền cho UBND, những phân cấp này phù hợp với các chính sách pháp luật trong nước.
(CLO) Nga có thể áp đặt các hạn chế đối với nguồn cung một số nguyên liệu thô quan trọng về mặt chiến lược cho thị trường toàn cầu, theo tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin. Trong đó, xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân, kim loại và khoáng sản đều có thể bị ảnh hưởng.