Vải thiều Bắc Giang: sản lượng cao, tìm đường vượt khó

Thứ ba, 02/06/2020 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng mùa vải thiều năm nay, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật, sản lượng vải thiều trên địa bàn huyện vẫn đạt 85 nghìn tấn. HIện tại tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng đã lên phương án sẵn sàng cho việc tiêu thụ vải thiều.

Các phương án tiêu thụ Vải thiều năm 2020

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Congluan.vn tại huyện Lục Ngạn, năm 2020 huyện duy trì khoảng 15.300ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoảng 2.000ha. Do thời tiết không thuận lợi nên tỉ lệ vải ra hoa chỉ đạt khoảng 65% diện tích. Diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 11.000ha, GlobalGAP khoảng 100ha.

Dự báo sản lượng đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoảng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/kg... Vải thiều chính vụ thu hoạch từ giữa tháng 6 tới.

Vải thiều Lục Ngạn chín mọng chờ ngày các thương lái đến thu mua. Ảnh: Thuỷ Tiên

Vải thiều Lục Ngạn chín mọng chờ ngày các thương lái đến thu mua. Ảnh: Thuỷ Tiên

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sẽ có 3 phương án tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Phương án 1: khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài ở cả trong nước và trên thế giới: Vải sẽ tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và chế biến. Giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nội địa, chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước) và trữ lạnh.

Phương án 2: khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát nhưng chưa hết dịch: Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; xuất khẩu thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á và chế biến.

Phương án 3: khi tình hình dịch bệnh covid-19 được ngăn chặn hiệu quả, các hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường: Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như những năm trước. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ như: đóng hộp, ép nước, sấy khô.

Hiện tại, UBND huyện Lục Ngạn đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch Covid-19 được kiểm soát, nhưng chưa hết dịch. Trong phương án này, sản lượng tiêu thụ vải thiều tươi ở trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.

Theo đó, các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ trái vải ở thị trường trong nước và nước ngoài được các cấp, lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Ngoài sản lượng vải được tiêu thụ trong nước và thị trường chính Trung Quốc, diện tích vải thiều được chăm sóc theo quy trình VietGAP và GlobalGAP sẽ được xuất sang các thị trường Mỹ, Úc, EU… và mới nhất là chinh phục thị trường khó tính Nhật Bản.

Thị trường trong nước vẫn đóng vai trò quyết định 

Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện có 500 điểm cân của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động thu mua, tiêu thụ vải thiều, khoảng 400 lò sấy của nhân dân, có thể sấy khổ từ 13.000 - 15.000 tấn quả.

Vải thiều Lục ngạn có mặt tại khắp các chợ đầu mối, tại các điểm bán buôn, bản lẻ dọc 3 miền Bắc- Trung- Nam như Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Ninh, Cần Thơ,…

Vải thiều Lục Ngạn hướng đến các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... Ảnh: Bá Đạt

Vải thiều Lục Ngạn hướng đến các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... Ảnh: Bá Đạt

Để quảng bá hình ảnh vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước như hệ thống siêu thị Coopmark, Hapro, Big C,… . Đặc biệt, hệ thống công ty mẹ của Big C ở Thái Lan cũng đã lên phương án tiếp cận vùng vải thiều, đánh giá quả vải và sẵn sàng làm đầu mối tiêu thụ trong tất cả các hệ thống trên toàn khu vực Đông Nam Á. Điều này góp phần không nhỏ trong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vựa vải thiều lớn nhất cả nước. 

Một nét mới của mùa tiêu thụ năm nay là quả Vải thiều sẽ đi vào bữa ăn công nghiệp. Theo lãnh đạo huyện Lục Ngạn cũng như các chuyên gia kinh tế thì đây thực sự là một thij trường tiềm năng và nếu thành công sẽ mở ra cơ hội khẳng định chất lượng của quả vải thiều. 

Đặc biệt quan tâm đến thương lái Trung Quốc 

Để thực hiện tốt việc kiểm soát và giám sát chặt chẽ các thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều, UBND huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đã lập danh sách các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua vải thiều gửi Bộ Công an và Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn để cho phép nhập cảnh vào Việt Nam và giám sát, phối hợp thu mua vải thiều.

Hiện Thủ tướng đã đồng ý cho 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam và đến thu mua vải thiều tại Lục Ngạn, nhưng phải đảm bảo quy định cách ly phòng dịch Covid-19. Phía Trung Quốc đang phối hợp tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam phối hợp thu mua vải thiều.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Congluan.vn, ông La Văn Nam- Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Khi nhận được thông tin các thương lái Trung Quốc sẽ sang Việt Nam thu mua vải thiều, đại diện huyện Lục Ngạn đã lên tận cửa khẩu bàn với biên phòng và các lực lượng chức năng để đón các đoàn thương nhân Trung Quốc đến huyện thực hiện cách ly an toàn 14 ngày trước khi vải thiều vào vụ”.

Để chuẩn bị khu vực cách ly cho thương nhân Trung Quốc, UBND huyện Lục Ngạn đã có phương án chuẩn bị 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón các thương nhân Trung Quốc đến mua vải cách ly phòng dịch Covid-19. Sau thời gian cách ly 14 ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định, những thương nhân Trung Quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được giao dịch thu mua vải thiều bình thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang- Ông La Văn Nam thông tin thêm.

Bên cạnh đó, Huyện cũng giao cho các đơn vị chức năng như Công An, Thanh Tra, .... sẽ lên các phương án phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn cho các thương lái trong nước khi đến mua vải tại Lục Ngạn. 

Sẵn sàng cho các thị trường tiềm năng 

Ngoài xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc chiếm gần 90% sản lượng. Tỉnh Bắc Giang tiếp tục chiến lược xuất khẩu vào các thị trường: Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Singapore...

Với thị trường Mỹ, Úc, EU... năm 2020, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích là 218 ha, sản lượng ước đạt trên 1.000 tấn, đạt đủ tiêu chuẩn phục vụ cho xuất khẩu.

Đối với thị trường Nhật Bản- một thị trường mới đầy thách thức, phía bạn đã chấp nhận 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 ha và có số hộ tham gia là 107 hộ, sản lượng ước đạt trên 900 tấn).

Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp đăng ký mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, gồm: Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.

Trao đổi về vấn đề này, ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc giang cho biết: "Các chuyên gia từ phía Nhật Bản sẽ trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra chặt chẽ quy trình chăm sóc và sản xuất vải thiều, nếu đạt tiêu chuẩn phía bạn yêu cầu, vụ vải năm nay sẽ là lô vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường khó tính này."

Việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường quốc tế được thuận lợi là sự kiện xúc tiến thương mại quy mô quốc tế, tạo cơ hội quan trọng để giới thiệu, quảng bá về vựa vải thiều Bắc Giang, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, các kênh tiêu thụ với các đầu mối cung ứng vải thiều tại Bắc Giang.

Thuỷ Tiên

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống