Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao theo thời gian

Thứ tư, 21/06/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)…Đó là nhấn mạnh của PGS,TS,  Nguyễn Thế Kỷ- Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khi trao đổi về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, văn hóa báo chí, văn hóa người làm báo trong bối cảnh hiện nay.

 Ở góc độ của một người có hơn 40 năm gắn bó với nghề báo, nghề văn ở nhiều cương vị… ông luôn đau đáu, trăn trở về một một nền Báo chí Cách mạng đáng tự hào; đồng thời kiên quyết đẩy lùi, tiến tới loại bỏ những “ung nhọt”, những “căn bệnh” còn bộc lộ, có lúc đáng lo ngại, trong hoạt động báo chí ở một số người đội lốt nhà báo; xây dựng một nền báo chí vừa giàu tính cách mạng, vừa bảo dảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn.

Bài liên quan

Không thể chấp nhận một nhà báo xấu, nhà báo thiếu đạo đức

+ Thưa ông, trong những năm gần đây, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực thì đời sống xã hội cũng phải chịu sự tác động không thuận do mặt trái của cơ chế thị trường đem lại. Đó là những tính toán thái quá, nhiều lúc cực đoan về những lợi ích vật chất thuần túy, những lời lỗ vô cảm, sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội... Điều này có tác động đến đời sống con người, đời sống báo chí như thế nào, thưa ông?

- Sự tác động ấy là dễ hiểu, có lúc, có nơi như là quy luật, tuy nhiên, không phải tất cả, và không được để bộ máy công quyền và các cơ quan, đơn vị, cá nhân bó tay, buông xuôi. Theo tôi, những ngành, những lĩnh vực cần có sự lưu ý, cảnh giác ở múc cao, đề ra các biện pháp hạn chế tác động của đồng tiền, của tiêu cực là các cơ quan và những người làm chính trị, bộ máy công quyền, bảo vệ pháp luật, y tế, giáo dục, báo chí…

Tại sao ư, hoạt động của những nơi đó và những con người ở đó tác động mạnh mẽ, sâu sắc, rộng lớn đến cả xã hội. Hoạt động báo chí, công việc của giới báo chí nói chung và từng nhà báo nói riêng mang đến cho xã hội, cho mọi nhà, mọi người những thông tin chính xác, nhanh chóng, bổ ích, hấp dẫn, từ đó, tác động đến nhận thức, tư tưởng, tâm trạng và hành vi của họ.

Một tác phẩm báo chí tốt, sắc sảo, nhân văn sẽ tác động tốt đến xã hội và mỗi con người. Một tác phẩm báo chí không tốt (sai trái, tiêu cực, độc hại..) sẽ tác động tiêu cực, bất lợi đến xã hội và đến mỗi con người. Với nhà báo, công chúng chờ đón những thông tin chính xác, bổ ích, hướng thiện, nhân văn. Xét về trình độ, năng lực, có thể có nhà báo xuất sắc, giỏi, khá, thậm chí chỉ là một nhà báo bình thường, viết lách cũng bình thường… Nhưng không thế chấp nhận một nhà báo báo xấu, nhà báo kém đạo đức, sa sút về nhân cách.

van hoa nguoi lam bao phai duoc lien tuc tich luy boi dap nang cao theo thoi gian hinh 1

+ Nhưng thưa ông, thực tế là… điều ông nghĩ không thể chấp nhận được lại đang là một thực trạng tồn tại như “ung nhọt” trong nền báo chí nước ta?

- Tôi không phủ nhận điều bạn nói. Tôi nhớ lại thế hệ chúng tôi tốt nghiệp đại học từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đi vào làm nghề và ở cơ quan báo chí chuyên nghiệp. Tôi vẫn nhớ cái thời kỳ đi làm báo, có mấy câu thơ vui của nhà báo, nhà thơ Dương Huy, báo Nghệ An: “Phóng viên, nhà báo tỉnh nhà/Xe đạp cọc cạch huyện xa huyện gần/Sang sông, đứng lại tần ngần/Tiền không dính túi, cởi quần lội qua”.

Những câu thơ vui, dí dỏm của người làm báo, chất hài hước của người Nghệ, nhưng nói lên thực tế rất khó khăn, gian khổ lúc bấy giờ. Dù khó là vậy nhưng chúng tôi không bao giờ xin xỏ, nhờ vả hay là mong đợi ai đó cho  cái này, cái kia. Tuyệt đối không có.

Nhắc lại để thấy rằng, đừng đổ lỗi cho đời sống, hoàn cảnh. Khổ hay sướng thì chỉ làm cho con người ta khổ hay sướng chứ không thể làm người ta tốt lên hoặc xấu đi. Vậy nên khi nghe tin một phóng viên, một nhà báo nào đó làm việc xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh của những người làm báo, tôi thấy đau lòng lắm và thực sự tôi nghĩ, tại sao thời trước mình vượt qua được một cách hết sức bình thường chứ không phải cố gắng để “gồng” mình lên?

Mình sống được, tại sao các cháu, các em lại sa vào những chuyện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, vòi vĩnh doanh nghiệp, gạ gẫm để mua miếng đất, căn hộ, hay thậm chí đi dọa nạt, tống tiền doanh nghiệp… Thực trạng ấy, tôi thấy không chấp nhận được, dứt khoát phải làm trong sạch đội ngũ làm báo.

Chúng ta cần có "bộ luật" của riêng cơ quan

+ Trong sạch đội ngũ… quả thực là không dễ, thưa ông?

- Dù khó đến mấy chúng ta cũng phải nỗ lực thực hiện. Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông phải sát sao vấn đề này. Chẳng hạn như ở các cơ quan báo chí xảy ra những vụ việc tiêu cực thì cần xem lại cách quản lý, đánh giá, thẩm định và tư cách làm việc của phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan báo chí đó. Thậm chí, tôi nghĩ phải rà soát từng cơ quan báo chí, nhất là những cơ quan báo chí có điều tiếng xấu, có nhiều nhà báo có chuyện này chuyện kia. Sau khi rà soát thật kỹ lưỡng thì chúng ta có thể đánh giá, phân loại, chấn chỉnh, xử lý tùy theo mức độ, tính chất của hành vi sai trái, tiêu cực.

Với các cơ quan báo chí, việc đầu tiên là phải quan tâm đến khâu tuyển chọn nhân sự. Nghề báo có tính chất tương đối đặc thù nên tuyển đầu vào của các cơ quan báo chí hay đầu vào các trường đại học đào tạo ngành báo chí cần xem xét, chọn loc kĩ những người có năng lực, tư cách đạo đức tốt. Về việc này, các cơ sở đào tạo báo chí có thể tham khảo ý kiến của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương hay Bộ Thông tin và Truyền thông để có những tiêu chí riêng hoặc bổ sung cho việc chọn thí sinh vào trường.

Khâu tuyển dụng vào các cơ quan báo chí thì Ban Biên tập hay Hội đồng tuyển dụng nhân sự, người đứng đầu là Tổng Biên tập hoặc Giám đốc Đài cũng phải đưa ra lựa chọn, đánh giá nhân sự thật công tâm, khách quan, chính xác…

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của tôi, để có thể ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì ngoài những quy tắc chung, chúng ta cần có "bộ luật" của riêng cơ quan, đó là quy chế hoạt động, trong đó có các điều khoản quy định cụ thể, sát hợp với từng loại hình, từng nhóm đối tượng.

van hoa nguoi lam bao phai duoc lien tuc tich luy boi dap nang cao theo thoi gian hinh 2

+ “Bộ luật” riêng đó cụ thể đặt ra những vấn đề gì, thưa ông?

- Thời kỳ làm việc ở Báo Nghệ An, tôi cùng anh em trong Báo xây dựng và ban hành Bộ quy chế hoạt động với các điều khoản, đại ý như: Với tin tức thì một là phải đúng sự thật, hai là kịp thời, ba là đảm bảo tính định hướng, bốn là có tính nhân văn, bổ ích… Rồi trong hoạt động của phóng viên, biên tập viên và nhân viên, nếu ở điều kiện làm việc bình thường mà ai đó 3 tháng liên tục bị xếp lao động loại C thì chuẩn bị khăn gói mà “lên đường”; trong 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm mà ai đó có đến 4 tháng, tuy không liên tục nhưng bị xếp loại C thì cũng bị sa thải. Trong vấn đề đánh giá, xếp loại, phải bao gồm các mặt: kỷ luật lao động, chất lượng công việc, chất lượng tác phẩm, tác phong, đạo đức nghề nghiệp…

Tôi thấy rằng, khi thực hiện theo bộ quy chế như vậy, chất lượng và hiệu quả công việc của Báo và mỗi người ngày càng tốt hơn và đi lên; đời sống vật chất và tinh thần của anh chị em cũng tốt lên rõ rệt. Trong bất cứ cơ quan nào, bộ quy chế rất quan trọng, nó vừa khích lệ, động viên người tốt, vừa như là thước đo, là bộ lọc để hạn chế, loại dần những lười nhác, tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; mục khen thưởng, xử phạt trong Bộ quy chế rất khoa học, công bằng, khách quan, hiệu quả.

Nên có Hệ giá trị văn hóa người làm báo Việt Nam

+ Ông là người nghiên cứu sâu về văn hóa, cũng là người từng đảm nhận nhiều trong trách trong các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, trong bối cảnh hiện nay, thưa ông làm thế nào để lan tỏa cho được những giá trị văn hóa tích cực tới mỗi người làm báo, để họ luôn đề cao sự chuẩn mực, trung tín với sự thật và “giới hạn biết đủ” trong hành nghề?

- Thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền Báo chí Việt Nam Cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn đó là mong muốn, là mục tiêu, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan báo chí và nhà báo. Đó là mệnh lệnh, là khát vọng và là mục tiêu tối thượng.

Thực ra văn hóa là đạo đức, bao gồm đạo đức, đạo đức là một phần quan trọng của văn hóa. Xây dựng các chuẩn mực văn hóa, đạo đức của giới báo chí Việt Nam là công việc quan trọng và cần phải làm. Tôi nghĩ văn hóa người làm báo phải được tích lũy, bồi đắp, phát huy từ văn hóa dân tộc, từ những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh cần xây dựng Hệ giá trị Quốc gia, Hệ giá trị Văn hóa Việt Nam, Hệ giá trị con người Việt Nam gắn với những giá trị cao đẹp của gia đình Việt Nam. Thế thì bất kỳ ai, nhất là nhà báo, phải biết tuân thủ hệ giá trị của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Tôi nghĩ sắp tới đây cùng với 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam thì cũng nên có Hệ giá trị văn hóa của những người làm báo Việt Nam.

+ Hệ giá trị văn hóa người làm báo… có thể trên các phương diện như thế nào, thưa ông?

- Hệ giá trị chung con người Việt Nam là yêu nước, thương nòi, đoàn kết, dũng cảm, tài trí, cần cù, nhân văn, nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung... Với những người làm báo, theo tôi nghĩ, ngoài phẩm chất chung của con người Việt Nam thì cần có tư duy, phong cách chuyên nghiệp, hiện đại, văn hóa.

Phải đặc biệt coi trọng tính chất cách mạng của nền báo chí chúng ta; phải luôn răn mình, luôn phấn đấu làm theo lời căn dặn của Bác Hồ “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”, phải gương mẫu đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “phò chính, trừ tà”, vì nước vì dân phục vụ. Phải đề cao tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp.

Báo chí - nói gì thì nói, phải đem đến cho xã hội thông tin bổ ích, lành mạnh, cần thiết, nâng con người lên, nâng cuộc sống lên. Khi anh phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội là anh đã hướng đến, mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, trong lành hơn chứ không phải chỉ phản ánh cuộc sống theo lối sao chép tự nhiên chủ nghĩa, nghiêng lệch về chiều tối tăm, tuyệt vọng. Người làm báo phải biết chọn lọc hiện thực, đương nhiên là hiện thực có cả cái tốt lẫn cái xấu nhưng theo một lẽ thường, cuộc sống đi lên thì cái tốt phải nhiều hơn cái xấu, ánh sáng phải đẩy lùi hơn bóng tối…

+Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

An An (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo