Xông pha nơi tuyến đầu

Về xứ Thanh gặp Hà “Cô - Vy” và Dung “dịch”

Thứ ba, 22/06/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hà “Cô - Vy” hay Dung “dịch” là những biệt danh đáng yêu mà đồng nghiệp gán cho 2 nữ phóng viên chuyên mảng y tế ở Thanh Hóa trong mùa dịch Covid-19 vừa qua.

Bài liên quan

Đón Tết cùng CDC

Ở Đài PT&TH Thanh Hóa, Thùy Dung (PV Phòng Thời sự Chính trị) thường được gọi là Dung “con” bởi dáng người nhỏ bé. Nhưng kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cô gái sinh năm 1988 bị gán ngay cho biệt danh Dung “dịch”. Là bởi suốt hơn 3 tháng của đợt bùng phát dịch đầu tiên, Thùy Dung gần như “3 cùng” với các anh chị ở CDC Thanh Hóa. Cứ có thông tin là lên đường cùng phóng viên quay phim. Các khu cách ly ở Thanh Hóa gần như từ bác bảo vệ đến cô nhân viên, không một ai không biết Dung.

PV Tô Hà (phải), Thùy Dung (trái) phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa.

PV Tô Hà (phải), Thùy Dung (trái) phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa.

Dung bảo là phóng viên được phân công theo dõi mảng y tế - sức khỏe khoảng gần chục năm nhưng chưa bao giờ nghề báo mang lại cho cô những cảm xúc đặc biệt như những ngày đưa tin chống dịch.

Chiều 30 Tết năm 2020, mình đã hoàn thành tin bài theo đề cương đăng ký, chuẩn bị… đóng máy về quê đón Tết vì không phải trực đợt 1 thì bất ngờ nhận được tin Thanh Hóa xuất hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên. Vốn là phóng viên nhiều năm theo dõi lĩnh vực y tế nên mình đề xuất với lãnh đạo phòng được trực tiếp đưa tin về trường hợp bệnh nhân này. Thế là suốt 3 ngày Tết, mình ăn tết trên đường và trong khu cách ly cùng các nhân viên y tế.

Thời điểm đó dịch mới bùng phát, bản thân phóng viên tác nghiệp vẫn theo thói quen. Nghĩa là chưa được hướng dẫn, trang bị những kỹ năng phòng vệ chuyên nghiệp như bây giờ. Lúc đó, mình và một bạn phóng viên quay phim chỉ thực hiện… 1K, ấy là đeo khẩu trang. Bạn phóng viên quay phim thậm chí đã quên mặc đồ bảo hộ khi vào khu cách ly để mong sớm có hình ảnh đầu tiên.

Tuy nhiên, đó chỉ là lần duy nhất chúng tôi tự “việt vị” khi đi vào các khu cách ly tập trung hoặc các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Các lần sau đó, phóng viên hay bất kỳ lực lượng phòng chống dịch nào đều được tập dượt, trang bị kiến thức phòng dịch kỹ càng. Hình ảnh khi lên sóng, kể cả hình ảnh dẫn hiện trường luôn phải chỉn chu, chuyên nghiệp” – Thùy Dung chia sẻ.

Khi đi xuống cơ sở, nhiều người nhầm lẫn Dung là nhân viên y tế vì trang phục không khác gì người của…CDC. Không kể ngày, đêm, ngày nghỉ, cứ có thông tin là Dung theo chân CDC Thanh Hóa đi truy vết, phong tỏa tại các địa phương. Đặc thù của phóng viên truyền hình là phải đến tận nơi ghi nhận hình ảnh, thu thập thông tin chứ không thể tổng hợp từ báo cáo.

Dung bảo cũng có lúc cảm thấy lo lắng nhưng cứ nhìn các y, bác sỹ, nhân viên y tế phải trực tiếp truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân thì công việc của mình chưa là gì.

Thời kỳ đầu, thấy mình đi tối ngày, chồng con, bố mẹ cũng cảm thấy lo lắng. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ, dịch bệnh sẽ không trừ một ai. Nhưng nghề nào quen nghề đó, mình cũng phải tự mày mò học, rồi được các anh chị bên ngành y hướng dẫn nên kỹ năng phòng vệ dần được nâng cao. Giờ thì mình có thể tự tin đi vào khu cách ly như… chỗ không người”.

Nói về biệt danh Dung “dịch”, cô gái thời sự nhỏ bé cười: Kể cả khi hết dịch bệnh, mình vẫn thích được gọi như thế. Không ai mong muốn dịch bệnh nhưng đó là quãng thời gian trải nghiệm đặc biệt đối với nghề báo mà không nhiều phóng viên có được.

Không muốn… nhuận bút cao

Gọi điện xin chị hẹn lịch gặp để nghe kể chuyện hậu trường tác nghiệp mùa dịch thì nhận ngay được tin nhắn trả lời: “Mình đang ở trong khu cách ly. Có gì nhắn tin nhé. Chuyện thì nhiều lắm nhưng đề nghị đồng chí… tuân thủ quy định 5K”. Một dòng tin nhắn kiểu “bệnh nghề nghiệp”.

PV Tô Hà (phải) tác nghiệp trong khu cách ly Sư đoàn 390, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

PV Tô Hà (phải) tác nghiệp trong khu cách ly Sư đoàn 390, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Ở Báo Thanh Hóa, từ hơn 1 năm nay, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đồng nghiệp đã quên mất cái tên Tô Hà mà thường gọi chị là Hà “Cô - Vy”.

Lúc đầu mình cũng cảm thấy khó chịu. Vì sợ cái tên nó ám vào người. Nhưng rồi dần thành quen, thậm chí thấy thích với cái tên trìu mến ấy” - PV Tô Hà  chia sẻ.

Vừa “cày” tin bài cho báo in, vừa phải gấp gáp gửi tin cho báo điện tử, có hôm tối mịt mới về nhà. Lúc cao điểm, mỗi ngày chị “sản xuất” trên dưới chục tin bài. Bàn phím máy tính mờ hết cả chữ vì tốc độ làm việc liên tục. Chồng chị trêu là vợ đã chuyển công tác sang ngành y tế.

Nhuận bút mấy tháng phòng chống dịch của tôi luôn dẫn đầu báo. Nhưng nói thật lòng, tôi chỉ mong nhuận bút… thấp xuống, đồng nghĩa với việc dịch bệnh qua nhanh. Thấy mình vất vả, Ban Biên tập đã cử thêm đồng nghiệp hỗ trợ nhưng vốn là phóng viên nhiều năm theo dõi mảng y tế, cũng là sở trường của mình nên không thể đứng ngoài cuộc. Nói thật, một ngày không đảo qua, đảo lại khu cách ly một vài lần, lại thấy nhớ” - chị Hà vui vẻ kể.

Theo chị, cái khó nhất khi đưa tin bài về dịch bệnh Covid-19 là làm thế nào để đưa tin vừa nhanh, nhạy nhưng phải đảm bảo định hướng dư luận. Nhanh để kịp thời khuyến cáo cộng đồng nhưng liều lượng thông tin phải phù hợp để tránh gây hoang mang. Nghĩa là bản thân mỗi phóng viên cũng phải đặt ra “mục tiêu kép”: vừa có nhiều thông tin nhưng không làm ảnh hưởng đến nỗ lực phòng chống dịch của cơ quan chức năng. Tránh tìm cách đưa tin theo kiểu giật gân, câu view, xâm phạm đời tư của bệnh nhân và các trường hợp F1, F2.

Theo Tô Hà và Thùy Dung, phóng viên báo, đài địa phương có thuận lợi là bám cơ sở, luôn có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chức năng nên luôn có lợi thế về nguồn tin ban đầu và chính thống. Qua các đợt dịch vừa qua cũng rèn luyện thêm kỹ năng nghề nghiệp và đặc biệt là mỗi người đều cảm thấy mình đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác phòng chống dịch của đất nước.

“Chỉ mong sao dịch bệnh qua nhanh để trên những nẻo đường tác nghiệp, được kể nhiều câu chuyện đẹp hơn, vui hơn về cuộc sống đầy yêu thương này” - Thùy Dung tâm sự.

Quang Duy

Tin khác

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo
Quỹ từ thiện 'Ước mơ xanh' - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

Quỹ từ thiện "Ước mơ xanh" - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.

Nghề báo