Venezuela: Lạm phát và đô-la hóa làm tăng khoảng cách giữa nhân viên nhà nước và tư nhân

Thứ năm, 12/05/2022 06:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Venezuela chuyển dần sang sử dụng hoàn toàn đồng đô-la Mỹ đang làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa công nhân khu vực công và tư nhân.

Mọi thứ đều bị đô-la hoá

Theo Reuters, đó là vì những người được trả lương bằng ngoại tệ sẽ được hưởng ưu tiên khi mua hàng hoá hơn trong khi những người khác phải đối mặt với giá cả quá cao, một số nhân viên, người hưu trí cũng như các nhà kinh tế nói.

venezuela lam phat va do la hoa lam tang khoang cach giua nhan vien nha nuoc va tu nhan hinh 1

Đồng nội tệ bolivar mất giá đến nỗi người dân dùng tiền giấy gấp thành các tác phẩm trưng bày. (Nguồn: Ivan Valencia / Bloomberg).

Việc sử dụng ngoại tệ đã gia tăng ở quốc gia Nam Mỹ này kể từ khi chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế vào năm 2019 để giúp một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, lạm phát của đồng bolivar, đơn vị tiền tệ quốc gia chính thức, vẫn ở mức 222% và sự phục hồi của các doanh nghiệp không đồng đều.

Các nhân viên nhà nước, những người được trả lương chủ yếu bằng đồng bolivar và chỉ tăng lương nhẹ, là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khu vực tư nhân, ít nhất 63% lương được trả bằng đồng đô-la, theo Đài quan sát Tài chính Venezuela, một công ty nghiên cứu kinh tế độc lập.

Seyyer Chacon, một y tá 43 tuổi tại một bệnh viện công ở phía đông San Cristobal, cho biết: “Chúng tôi đã phải chịu đựng mức lương thấp trong một thời gian dài”.

Chacon, người kiếm được 250 bolivar mỗi tháng, tương đương khoảng 55 USD cho biết: “Tôi không kiếm đủ tiền để thay dầu cho chiếc xe của mình”.

Mức lương thấp đã khiến công nhân viên chức và những người nghỉ hưu ở quốc gia thành viên OPEC tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần đòi trả lương cao hơn bên ngoài các tòa nhà của Bộ Lao động ở nhiều thành phố khác nhau.

Trong quý đầu tiên năm nay, đã có 700 cuộc biểu tình của công nhân, nhiều hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021, theo Đài quan sát xung đột xã hội phi chính phủ Venezuela.

Omar Zambrano, Giám đốc công ty nghiên cứu địa phương Anova Policy, cho biết: “Hiện nay, tình trạng siêu lạm phát gây ra các giao dịch lớn bằng đồng đô-la đã giúp một số hoạt động phục hồi nhẹ trở lại, nhưng cũng đã làm sâu sắc thêm sự khác biệt giữa lương của khu vực tư nhân và khu vực công”.

"Mọi thứ đều đã bị đô-la hóa, ngoại trừ khu vực công không tạo ra đủ ngoại tệ và không thể trả lương cao hơn cho gần 2 triệu nhân viên của mình”.

Ba thành viên công đoàn yêu cầu giấu tên cho biết, một phản ứng hạn chế của Chính phủ đã khiến một số công nhân phải bỏ việc hoàn toàn.

Nguồn tin từ công đoàn cho biết thêm rằng, tình trạng thiếu nhân viên đã ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ cơ bản và hoạt động của các công ty nhà nước, bao gồm cả công ty dầu khí nhà nước PDVSA, đã bị vùi dập bởi nhiều năm không được đầu tư, quản lý yếu kém và các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bộ Lao động Venezuela đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Phó tổng thống của đất nước, Delcy Rodríguez, cho biết trong tuần này rằng khi đất nước có nhiều thu nhập hơn, hạnh phúc của người lao động sẽ được cải thiện.

Tiền lương không đủ sống

Ở Venezuela, nhân viên khu vực công có thu nhập tương đương từ 30 – 100 USD/tháng, theo các cải cách mới nhất về tiền lương của Chính phủ.

Trong khi đó, công nhân khu vực tư nhân kiếm được trung bình từ 106 - 247 USD mỗi tháng, Đài quan sát Tài chính Venezuela tính toán vào tháng 4.

Ramona Franco, 59 tuổi, đã rời bỏ công việc giáo viên tại một trường công lập ở Maracaibo, thủ phủ của bang Zulia giàu có về dầu mỏ, và hiện kiếm sống bằng việc bán những bữa ăn trưa trị giá 1 USD.

"Nhiều năm trước, làm giáo viên ở Venezuela là một cơ hội để phát triển vì mức lương đủ sống, nhưng hiện tại điều đó thật phi lý, lương của một giáo viên giờ không đủ để mua một cân pho-mát", Franco, người trước đây có mức lương 15 USD/tháng với thâm niên 19 năm giảng dạy.

Mức lương đó thấp hơn nhiều so với chi phí trung bình 300 USD cho nhu cầu thực phẩm cơ bản của gia đình.

Hernando Gonzalez, 23 tuổi, đã làm bồi bàn được 2 tháng ở vùng ven biển Maracaibo, nơi anh kiếm được mức lương hỗn hợp gồm đồng đô-la và bolivar trị giá khoảng 100 USD.

Ngay cả việc thanh toán một phần bằng ngoại tệ của anh cũng không đủ để đảm bảo an toàn tài chính.

Gonzalez nói với Reuters: “Tôi cố gắng kiếm nhiều tiền lương nhất có thể để mua thức ăn và đáp ứng nhu cầu của cậu con trai một tuổi”.

Trong khi đó, những người hưu trí nhận được số tiền hưu bằng đồng bolivar tương đương với mức lương tối thiểu - khoảng 30 USD/tháng.

Alis Moreno, 67 tuổi, cho biết: “Tôi đã đóng góp 35 năm cho an sinh xã hội và tiền lương hưu của tôi chỉ đủ để mua thuốc”, Alis Moreno, 67 tuổi, nói khi biểu tình cùng những người về hưu khác bên ngoài Bộ Lao động.

Moreno bán kẹo trong tàu điện ngầm Caracas để kiếm sống qua ngày, kiếm được từ 2,5 - 5 USD mỗi ngày.

"Tôi đã từng là tầng lớp trung lưu, bây giờ tôi xin bố thí để sống”, bà Moreno nói.

Sơn Tùng (Theo Reuters)

Sơn Tùng

Bình Luận

Tin khác

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô
Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

(CLO) Ngày 27/3, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia (Đài Loan, Trung Quốc) về đề xuất đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại địa bàn huyện Nam Trực.

Kinh tế vĩ mô
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

(CLO) Sáng 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

(CLO) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%). Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%).

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Ninh Bình: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

(CLO) Thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công được tỉnh Ninh Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, bởi đây là nguồn lực hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển. Nên ngay từ những tháng đầu năm 2024, các cấp, ngành trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc.

Kinh tế vĩ mô