Vì đâu tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vẫn ì ạch?

Thứ ba, 10/09/2019 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến thông tin chuyên đề, cập nhật tình hình triển khai, tổ chức thực hiện NQTW 5, khóa XII “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN” (Nghị quyết 12) cho thấy, tốc độ CPH, thoái vốn tại các DNNN đang có xu hướng chậm lại, chưa đúng theo kế hoạch.

Nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH. (Ảnh minh họa)

Chậm vì chưa nghiêm túc triển khai

Lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho rằng, sau hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12, đến nay cơ chế, chính sách về CPH DNNN đã được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ CPH, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình CPH. Nhiều DNNN sau khi được CPH, thoái vốn tiếp tục tăng trưởng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Tuy nhiên, DNNN cũng đang gặp phải khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 12. Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên Hội đồng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phạm Xuân Cảnh cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 12 của các cơ quan liên quan còn chậm trễ khiến DNNN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví như Luật Dầu khí hiện tại đã không còn phù hợp, gây khó khăn cho PVN trong khiển khai các dự án lớn, nhất là huy động vốn và sử dụng nguồn lực. Vì thế, cần sớm rà soát, tháo gỡ đồng bộ các vấn đề cho DNNN.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, tốc độ CPH, thoái vốn tại các DNNN đang có xu hướng chậm lại, chưa đúng theo kế hoạch. Về CPH DNNN, đến hết năm 2017, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg (ngày 28-12-2016) về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; trong đó Nhà nước chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại 103 DN hoạt động trong 11 lĩnh vực. Sau quá trình CPH, tái cơ cấu DNNN, tính hết quý II-2019 mới có 35/127 DNNN trong danh mục được duyệt đã thực hiện CPH, đạt tỷ lệ 27,5%.

Về thoái vốn, theo kế hoạch trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện thoái vốn khoảng 60.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tại DN. Trong giai đoạn từ 2016 tới tháng 11/2018, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái vốn được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự chậm trễ này, một phần là do vướng mắc ở các quy định pháp lý, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Khó xác định giá trị doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN. (Ảnh minh họa)

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN. (Ảnh minh họa)

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, thời gian tới cần tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo chương trình, kế hoạch đề ra, tạo bước đột phá và hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, đổi mới nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị; nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý DNNN; nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của DN sau CPH….

Mới đây, tại Diễn đàn Tái cơ cấu DNNN do Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) phối hợp với một số đơn vị tổ chức, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN.

Theo đó giá bán cổ phần tại các DNNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa phản ánh đúng giá trị thực của DN, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu, giá trị truyền thống của DN CPH. Cùng với đó, tỷ lệ vốn Nhà nước trong phương án CPH DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc CPH.

Để bảo đảm quá trình CPH không chậm như lâu nay, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đề xuất: Cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của bộ, ngành, các bên liên quan trong CPH, thoái vốn, để tránh tư tưởng đùn đẩy, né trách nhiệm.

Trong quá trình CPH, thoái vốn Nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn; có chiến lược phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt.

Như vậy, quá trình CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN mới thực sự trở thành công cụ hiệu quả, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn theo đúng chủ trương, chính sách mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra.

Nhật Phương

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp