Hạ Long xây cáp treo trên đỉnh Thiên Sơn độ cao hơn 1000m
(CLO) TP.Hạ Long vừa quy hoạch tuyến cáp treo lên đỉnh Thiên Sơn cao khoảng 1.100m, nơi có thiên nhiên, địa lý, địa hình vô cùng đặc biệt, hấp dẫn để phát triển du lịch.
Theo dõi báo trên:
Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin; công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 1, ngõ 32/101/9/8, phưỡng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) đã thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.
Ngày 2/10/2023, Chủ tịch UBND phường Mễ Trì Nguyễn Trường Sinh có thông báo số 1589/TB-UBND nêu rõ, ông Lê Duy Huấn và bà Nguyễn Thị Thúy xây dựng nhà sai so với Giấy phép xây dựng số 110/GPXD đã được UBND quận Nam Từ Liêm cấp.
Hành vi vi phạm hành chính (tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới) của ông Lê Duy Huấn thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức phụ trách xây dựng phường chưa giám sát chặt chẽ để xảy ra vi phạm.
Đến ngày 25/10/2023, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thanh Bình đã ký Quyết định số 3295/QĐ-CCXP về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả công trình vi phạm trật tự xây dựng tại ngõ 32/101/9/8, phưỡng Mễ Trì.
Yêu cầu buộc phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm, thời gian thực hiện là 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định.
Tuy nhiên không hiểu vì sao những vi phạm không được xử lý dứt điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân quanh khu vực.
Đáng nói, đây là công trình được cấp giấy phép xây dựng mới, không phải trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo. Nhưng chủ đầu tư lại “tận dụng” toàn bộ kết cấu của công trình nhà 3 tầng cũ (móng, cột, tường) để xây chồng thêm nhiều tầng.
Nhiều người dân quan ngại, liệu công trình có đảm bảo an toàn, khả năng chịu lực và xảy ra lún nứt, hư hỏng cho các công trình xung quanh thì trách nhiệm của chủ đầu tư, địa phương ở đâu?
Trao đổi với PV báo Nhà báo và Công luận, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho biết, hiện tình trạng công trình xây dựng xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp diễn ra ngày càng phức tạp, thậm chí còn ảnh hướng tới các công trình lân cận khác...
Đáng chú ý là nhiều công trình vẫn chưa được xử lý triệt để, gây bức xúc cho người dân và khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương.
Theo khoản 4, 10 Điều 12 Luật Xây dựng hợp nhất năm 2020, pháp luật nghiêm cấm các hành vi trong đó bao gồm: Xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp; vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
Do đó việc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp gây ảnh hướng tới các công trình lân cận được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Khoản 5, 6 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, về vi phạm quy định về trật tự xây dựng thì tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Đồng thời, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm (mà hành vi vi phạm đã kết thúc). Trường hợp đang thi công mà chưa hoàn thành thì ngoài bị phạt tiền còn phải tuân theo trình tự, thủ tục theo Điều 81 Nghị định này.
Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 lần tổ chức vi phạm.
Nếu hành vi trên có đủ yếu tổ cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo Điều 298 Bộ luật Hình sự hợp nhất năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (không áp dụng với pháp nhân thương mại).
Người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến cao nhất là 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, Luật sư Diệp Năng Bình thông tin, trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính hợp nhất năm 2022 quy định về thi hành quyết định xử phạt hành chính, UBND các cấp phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của chủ công trình vi phạm.
Thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Nếu quá thời hạn của quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chủ công trình vi phạm không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
“Cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm minh, kiên quyết, tăng nặng mức xử phạt hơn nữa đối với những sai phạm này...”, Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh.
Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.
(CLO) TP.Hạ Long vừa quy hoạch tuyến cáp treo lên đỉnh Thiên Sơn cao khoảng 1.100m, nơi có thiên nhiên, địa lý, địa hình vô cùng đặc biệt, hấp dẫn để phát triển du lịch.
(CLO) Venezuela đã hủy hộ chiếu của hàng chục nhà báo và nhà hoạt động kể từ khi Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử, theo tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Bảy.
(CLO) Một cuộc điều tra của Liên hợp quốc vừa phát hiện Israel đã thực hiện chính sách phối hợp phá hủy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza, hành động này vừa là tội ác chiến tranh vừa là tội ác chống lại loài người.
(NB&CL) Ngày 13/10 hằng năm đã được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam với ý nghĩa chính là khuyến khích và tôn vinh vai trò của những doanh nhân đã cống hiến nhiều thành tựu cho Tổ quốc và Nhân dân.
(CLO) Siêu sao Novak Djokovic chỉ còn cách danh hiệu ATP thứ 100 một trận thắng sau khi thiết lập cuộc đụng độ tại trận chung kết Thượng Hải Masters với tay vợt số 1 thế giới, Jannik Sinner.
(CLO) Nút giao Quốc lộ 1A và Quốc lộ 48D trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mật độ phương tiện lưu thông lớn, nằm trong khu vực đông dân cư, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người và của, được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.
(CLO) Phát biểu trong chuyến thăm Berlin vừa rồi, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã bày tỏ hy vọng rằng cuộc chiến với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.
(CLO) Nhà báo 28 tuổi người Mỹ Jeremy Loffredo đã bị bắt giữ khi tới sa mạc Negev và nhiều địa điểm khác ở Israel vào tuần trước để đưa tin về các tên lửa mà Iran đã phóng vào Israel đầu tháng này.
(CLO) Sau trận đấu với đội tuyển Ấn Độ tối 12/10, tiền đạo Nguyễn Văn Quyết chính thức nói lời chia tay đội tuyển quốc gia Việt Nam.
(CLO) Một báo cáo dữ liệu của Global Finance đã công bố quốc gia giàu nhất thế giới có GDP bình quân đầu người cao hơn Vương quốc Anh gấp hơn hai lần.
(CLO) Tại khu vực núi đá vôi ở tổ dân phố Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha xuất hiện một vị trí rạn nứt lớn khoảng 50cm, khiến cho khối đá nặng khoảng 300 tấn có nguy cơ sạt lở nên lực lượng công binh đã dùng mìn phá hủy và đưa khối đá trượt từ trên cao xuống dưới chân núi theo đúng phương án đề ra, bảo đảm an toàn.
(CLO) Hội đồng thẩm định liên ngành Trung ương vừa họp và tiến hành bỏ phiếu thông qua Đề án phân loại đô thị Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV với kết quả 100% số phiếu tán thành.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã hoan nghênh mối quan hệ kinh tế ngày càng phát triển của hai nước và quan điểm tương đồng về các vấn đề thế giới trong cuộc hội đàm vào ngày 11/10 tại Turkmenistan.
(CLO) Bão Milton gây thiệt hại 50 tỷ USD, đẩy thị trường bảo hiểm Florida vào nguy cơ khủng hoảng, kinh tế vùng khó khăn trong cơn bão thiên tai liên tiếp.
(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 13/10, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, có gió nhẹ.
(CLO) Thời gian gần đây, ông Đặng Khoa Đãm – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng, một trong những nhà thầu 'quen mặt' thường xuyên trúng thầu là Công ty CP Tập đoàn Nắng Ban Mai.
(NB&CL) Dự án xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) triển khai từ năm 2008 đến nay đã hơn 15 năm nhưng chưa thực hiện, khiến cử tri và Nhân dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Thanh tra Chuyên đề về nợ đọng xây dựng cơ bản, việc thu hồi nợ tạm ứng và quyết toán công trình xây dựng tại UBND huyện Bình Sơn, giai đoạn từ năm 2021 - 2023, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
(CLO) Nhiều ngày liền, nước thải kèm mùi hôi thối liên tục từ khu vực nhà máy sản xuất tơ tằm tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xả chảy vào khu dân cư.
(CLO) Có số liệu tài chính khác nhau trong quá trình dự thầu nhưng Công cổ phần xây dựng Hải Ninh vẫn trúng nhiều gói thầu có giá trị lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(CLO) Để làm rõ hơn những nội dung trong đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Ngọc về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhận tiền xin đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Yên Sơn - Bắc Lũng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (mở rộng), phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã liên hệ với những người có tên trong đơn nhằm tìm hiểu thêm thông tin sự việc.
(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài viết phản ánh về việc Công ty tư nhân Tuyết Đông (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai) có nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, rà soát những nội dung mà Báo phản ánh.
(CLO) 10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.
(CLO) Để có đất đắp cho các trang trại chăn nuôi, công trình giao thông trên địa bàn huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), một số cá nhân đã móc nối, khai thác trái phép khoáng sản nhằm cung cấp cho đơn vị thi công.
(NB&CL) Dự án Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) qua nhiều lần đổi chủ vẫn hoạt động kém hiệu quả. Qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại dự án trăm tỷ này.