Vì sao chủ tịch Clever Group (ADG) 'bắt đáy' chính cổ phiếu công ty mình khi giá lao dốc?

Thứ bảy, 25/06/2022 12:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Khánh Trình – Chủ tịch Clever Group (Mã ADG) mới đây đã đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu ADG dù cổ phiếu này liên tục lao dốc, giảm tới 30% chỉ trong 2 tháng.

Việc nhà đầu tư bán cổ phiếu khi giá ở đỉnh để “chốt lời” hay mua vào các mã cổ phiếu đang giảm giá để “bắt đáy” là điều hết sức bình thường trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu động thái này đến từ chính các cổ đông sáng lập, cổ đông lớn lại là chuyện khác bởi đây là những người có khả năng tác động tới giá cổ phiếu.

Chủ tịch Clever Group (ADG) 'bắt đáy' chính cổ phiếu công ty mình khi giá lao dốc. Nguồn ảnh: TL

Chủ tịch Clever Group (ADG) 'bắt đáy' chính cổ phiếu công ty mình khi giá lao dốc. Nguồn ảnh: TL

Chủ tịch “bắt đáy” chính cổ phiếu công ty mình

Mới đây nhất, CTCP Clever Group (Mã HoSE: ADG) đã công bố thông tin Chủ tịch HĐQT – Ông Nguyễn Khánh Trình đăng ký mua 100.000 cổ phiếu ADG, giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 28/06 đến ngày 27/07 theo phương thức khớp lệnh. Thông báo trên đã được công bố từ ngày 22/06, đảm bảo quy định của nhà nước về việc thông báo công khai giao dịch trước 5 ngày.

Trong cơ cấu cổ đông của CTCP Clever Group, ông Nguyễn Khánh Trình hiện đang nắm giữ hơn 5,3 triệu cổ phiếu ADG (tương đương với 26,73% cổ phần). Cộng thêm 100.000 cổ phiếu mới đăng ký mua vào, ông Trình sẽ nắm tỷ lệ sở hữu là 27,23%.

vi sao chu tich clever group adg bat day chinh co phieu cong ty minh khi gia lao doc

Nhìn lại biểu đồ giá của mã cổ phiếu ADG, trong ngày 22/06 (ngày mà ông Nguyễn Khánh Trình đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu ADG), giá chốt phiên đạt 37.500 đồng/cp, tăng nhẹ 3% so với phiên trước đó. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn tới 30% so với vùng đỉnh ở mức 53.500 đồng/cp đạt được vào thời điểm đầu năm 2022.

Diễn biến gần đây nhất là vào ngày 30/05 khi cổ phiếu ADG chốt phiên ở mức 47.400 đồng/cp, sau đó lao dốc nhiều phiên để rồi “chạm đáy” tại mốc 36.400 đồng/cp.

Chỉ ngay sau khi có thông tin về việc ông Nguyễn Khánh Trình đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu ADG, giá mã này đã “bật tăng trở lại”, đạt mức 38.800 đồng/cp dù cho giao dịch của ông Trình phải mãi đến ngày 28/06 mới chính thức bắt đầu khớp lệnh.

Lý do được vị chủ tịch Clever Group này đưa ra cho động thái “bắt đáy” chính cổ phiếu công ty mình nắm giữ khá bất ngờ đó là thấy “giá rẻ nên mua thêm”.

Tình hình kinh doanh của Clever Group đang ra sao?

Để đưa ra dự đoán về giá cổ phiếu và quyết định mua hay bán mã nào thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nhìn lại kết quả kinh doanh trong thời gian gần đây của Clever Group, có thể thấy trong Quý I/2022, doanh thu công ty đạt 117,8 tỷ đồng, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Lợi nhuận sau thuế Quý I năm 2022 chỉ đạt 2,2 tỷ đồng, giảm tới 40% so với mức 3,8 tỷ đồng đạt được trong cùng kỳ năm 2021.

Trong giai đoạn 3 năm kể từ 2019-2021, doanh thu của Clever Group do ông Nguyễn Khánh Trình làm chủ tịch liên tục tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại đứng yên, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ. Doanh thu năm 2019 ghi nhận đạt 362,6 tỷ đồng, tăng lên 454,9 tỷ đồng trong năm 2020 và đạt đỉnh 585,9 tỷ đồng năm 2021.

vi sao chu tich clever group adg bat day chinh co phieu cong ty minh khi gia lao doc

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2019 ghi nhận 40,6 tỷ đồng, giảm nhẹ liên tục trong năm 2020 và 2021, đạt tương ứng 39,5 và 38,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là bởi trong giai đoạn này, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp liên tục tăng, lợi nhuận tài chính của công ty cũng có tăng trưởng mạnh nhưng không theo kịp được chi phí giá vốn hàng bán.

Trong năm 2022, Clever Group đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 670 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 54 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước.

Trong ĐHĐCĐ của Clever Group, diễn ra vào ngày 25/06, Clever Group cũng dự trình cổ đông thông qua kế hoạch phát hành thêm 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 30.000 đồng/cp nhằm huy động nguồn lực để tăng vốn cho CTCP Review Thông minh và trả các khoản nợ ngân hàng.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm