Viễn cảnh nếu Trung Quốc phải hứng chịu các lệnh trừng phạt giống như Nga

Thứ tư, 04/05/2022 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (4/5), các biện pháp trừng phạt của phương Tây làm tê liệt nền kinh tế Nga là một “hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc" nếu nước này giúp đỡ Nga hoặc vượt qua các mối đe dọa từ Đài Loan. Thế nhưng, điều này khó có thể đe doạ được Trung Quốc.

Mỹ chưa bao giờ thảo luận công khai về việc trừng phạt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng các hình phạt kinh tế và tài chính tàn khốc, chẳng hạn như loại trừ khỏi hệ thống thanh toán Swift quốc tế và đóng băng dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi Nga đã bị hứng chịu những trừng phạt đó vì cuộc tấn công ở Ukraine.

vien canh neu trung quoc phai hung chiu cac lenh trung phat giong nhu nga hinh 1

Mặc dù có đòn bẩy, Trung Quốc vẫn cần cẩn trọng hơn trong các mối quan hệ quốc tế. Ảnh: SCMP.

Giờ đây, phạm vi của các lệnh trừng phạt, cũng như tốc độ áp đặt, đã cho Bắc Kinh “nếm trải” những gì họ có thể phải đối mặt nếu ủng hộ Nga hoặc nỗ lực thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, Nga không phải là Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn gấp 10 lần và liên kết thương mại chặt chẽ với nhiều quốc gia trên thế giới.

Được biết, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới - trị giá 3,25 nghìn tỷ USD - phần lớn được nắm giữ ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Một quan chức châu Âu có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: "Một khi bị trừng phạt, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại hơn so với Nga".

Mặt khác, Trung Quốc đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu đến mức các nhà phân tích tin rằng sẽ cực kỳ khó khăn, đối với hơn 120 quốc gia và khu vực, bao gồm cả Hoa Kỳ, để cắt đứt hoàn toàn các kết nối với các quốc gia lớn.

Bởi vì Trung Quốc và Mỹ có lợi ích nhất định lẫn nhau, Trung Quốc không giống như Nga đối với Mỹ. Thực tế kinh tế sẽ luôn hạn chế các tính toán chính trị.

Tác nhân tiềm ẩn: Ukraine, Đài Loan

Hơn hai tháng sau cuộc xung đột Ukraine, Trung Quốc ngày càng thấy khó tách mình ra khỏi cuộc xung đột. Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc kêu gọi một vì một nền hòa bình, Mỹ và các đồng minh chỉ trích việc Bắc Kinh nhất quyết giữ thái độ trung lập.

Tuy nhiên, lằn ranh đỏ đã hiện lên để gây ra các hình phạt thứ cấp tiềm năng chống lại Trung Quốc là cung cấp vũ khí, ngay cả khi Mỹ ngầm bỏ ngỏ điều này, một "hậu quả" lớn nếu Trung Quốc cung cấp "hỗ trợ vật chất cho cuộc tấn công của Nga”.

Theo đó, chính phủ Trung Quốc, cùng với các ngân hàng quốc doanh và doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với Nga, khéo léo tiếp cận kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Theo các nguồn tin pháp lý, một số tổ chức quốc doanh của Trung Quốc, chẳng hạn như ngân hàng, công ty dầu mỏ và ngành công nghiệp bán dẫn, đã tìm kiếm luật sư về việc có nên tiếp tục giao dịch với Nga nữa hay không.

Tuy nhiên, với điều kiện Trung Quốc không chuyển giao vũ khí cho Nga, các hình phạt thứ cấp đối với Trung Quốc vẫn được đưa ra, theo Wang Huiyao, người sáng lập CCG và cố vấn của Hội đồng Nhà nước.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ đang ngày càng áp đặt các biện pháp chống lại Nga như một lời cảnh báo đối với Trung Quốc, cho thấy rằng một vở kịch tương tự sẽ được tái hiện nếu một ngày nào đó Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực.

Đã từ lâu, Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai cần phải được thống nhất với đất liền - bằng vũ lực nếu cần thiết. Và căng thẳng đã gia tăng trong những năm gần đây khi Mỹ chuyển hướng khỏi chính sách một Trung Quốc vốn là nền tảng của quan hệ Trung-Mỹ trong 4 thập kỷ.

Trung Quốc cần sẵn sàng “lên nòng”

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT) là công cụ hiệu quả nhất của Mỹ và các đồng minh phương Tây trừng phạt Nga. Khiến Nga rơi vào tình cảnh lao đao khi các giao dịch quốc tế khó thực hiện.

Được biết, sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc nằm ở việc họ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, điều này cũng làm tăng thêm mối lo ngại đối với Mỹ. Nếu các hành động chống lại Nga được áp dụng tương tự đối với Trung Quốc, thì các đồng minh của Mỹ khó có thể tán thành.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải nỗ lực để đảm bảo rằng nước này không bị loại khỏi Swift. Vẫn còn một chặng đường dài để đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt được vị thế ngang bằng với USD hoặc euro.

Và hệ thống thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của riêng Trung Quốc - Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) vẫn dựa vào Swift để giao dịch.

Thế nhưng, Trung Quốc vẫn có ưu thế hơn Nga, vì nước nay có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới – chủ yếu là đồng USD và euro.

Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh nỗ lực đa dạng hóa tài sản dự trữ ngoại hối của mình trong hai thập kỷ qua.

Năm 1995, tỷ lệ tài sản dự trữ bằng đô la Mỹ của Trung Quốc đạt 79% - cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc tế là 59%. Nhưng thị phần của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 60% từ năm 2014 đến năm 2016, dưới mức trung bình quốc tế là hơn 65%.

Theo các cố vấn chính phủ Trung Quốc, một biện pháp đối phó mà Trung Quốc có thể áp dụng là mở rộng sự mở cửa kinh tế và tài chính với thế giới bên ngoài, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều tài sản của Trung Quốc hơn.

Trong khi đó, các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài đã chuẩn bị sẵn sàng cho một kịch bản nếu Trung Quốc bị trừng phạt.

Dan Wang, một nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, cho biết Trung Quốc đang cố gắng hết sức để giảm thiểu bất kỳ thiệt hại tài sản từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, do sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường nước ngoài cũng như các công nghệ quan trọng như chip, hạt giống và hàng không.

Được biết, chính phủ Trung Quốc luôn đề cao chính sách tự lực tự cường, nhằm giúp đất nước thoát dần khỏi lệ thuộc quốc tế.

Qin Gang, đại sứ của Trung Quốc tại Mỹ, nói rằng: “Mối quan hệ Nga-Mỹ tồi tệ hơn không có nghĩa là mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ tốt hơn. Và tương tự như vậy, mối quan hệ Trung Quốc-Nga xấu đi không có nghĩa là mối quan hệ Nga-Mỹ tốt hơn.

“Quan trọng hơn, nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ bị xáo trộn, điều đó không có lợi cho mối quan hệ Nga-Hoa Kỳ hoặc thế giới",  ông nói.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô