Viện Hàn lâm Thụy Điển thừa nhận rò rỉ thông tin về giải Nobel Văn học

Thứ bảy, 21/04/2018 09:20 AM - 0 Trả lời

Ngày 20/4, Viện Hàn lâm Thụy Điển - cơ quan uy tín lựa chọn giải Nobel Văn học danh giá - đã thừa nhận thông tin người đoạt giải thưởng của một số lần trao giải trước đó đã bị rò rỉ trước khi được công bố, đồng thời cam kết sẽ khôi phục các nguyên tắc điều hành cũ.

Trong quá trình điều tra về vụ lạm dụng tình dục liên quan đến Jean-Claude Arnault - một nhiếp ảnh gia và là một nhân vật nổi tiếng, một số cáo buộc đã được đưa ra xung quanh danh tính của một số người đoạt giải Nobel Văn học trước đó đã bị tiết lộ trước khi được công bố.

Viện này cho biết cuộc điều tra cho thấy có sự vi phạm các nguyên tắc bảo mật liên quan đến giải Nobel Văn học, song không xác nhận nguồn rò rỉ.

Cũng theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, cuộc điều tra còn cho thấy "cách hành xử không thể chấp nhận" của Arnault, nhưng điều này không được "biết đến rộng rãi" trong Viện.

Hiện vụ việc đã được chuyển tới các cơ quan thực thi pháp luật xử lý. Viện này cũng khẳng định ủy ban lựa chọn người đoạt giải Nobel Văn học năm nay vẫn làm việc bình thường.

Uy tín của Viện Hàn lâm Thụy Điển đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do vụ bê bối lạm dụng tình dục của ông Jean-Claude Arnault, chồng nhà thơ Katarina Frostenson - một thành viên chủ chốt trong Hội đồng Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Báo Công luận
Viện Hàn lâm Thụy Điển đang rung chuyển tới tận gốc rễ sau loạt bê bối tình dục 
Theo tờ New Tork Times, ông này bị cáo buộc lạm dụng nhiều phụ nữ ở câu lạc bộ và những địa điểm của Viện Hàn lâm tại Stockholm (Thụy Điển) và Paris (Pháp) suốt 20 năm qua.

Ngoài ra, ông này còn làm rò rỉ các thông tin trao giải của Hội đồng tới 7 lần, kể từ năm 1996. Vụ bê bối này đã gây chia rẽ nội bộ Viện Hàn lâm Thụy Điển khi chia thành 2 phe ủng hộ và phản đối vợ chồng Arnault.

Trong lần bỏ phiếu gần đây nhất của Hội đồng viện này, 8 thành viên đã bỏ phiếu chấp thuận cho bà Frostenson ở lại vị trí, trong khi 6 người bỏ phiếu yêu cầu bà này từ chức. Ba thành viên gồm Klas Ostergern, Kjell Espmark và Peter Englund, ba giám khảo chấm giải Nobel Văn học, đã tuyên bố "rũ áo ra đi".

Trước áp lực từ dư luận, bà Frostenson cũng cho biết sẽ không tham gia công việc của viện trong tương lai. Bản thân người đứng đầu cơ quan này là bà Sara Danius đã tuyên bố từ chức do bị chỉ trích về cách thức xử lý vụ bê bối.

Viện Hàn lâm Thụy Điển được nhà vua Gustav Đệ tam thành lập vào năm 1786. Viện này ra quyết định hàng năm về giải Nobel Văn học, thực hiện theo di chúc nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel.


TTXVN

Tin khác

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

(CLO) Dàn nhạc Trẻ Thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sẽ đem đến cho khán giả Thủ đô nhiều tác phẩm khí nhạc kinh điển, đỉnh cao.

Đời sống văn hóa
Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ là "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".

Đời sống văn hóa
Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa