Việt Nam đang xuất siêu nhưng thiếu tính bền vững

Thứ sáu, 05/08/2022 17:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng, thế nhưng mức xuất siêu hiện nay còn thấp, thiếu tính bền vững, nguy cơ nhập siêu vẫn luôn hiện hữu.

Xuất siêu nhưng thiếu tính bền vững

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm tới nay, xuất nhập khẩu vẫn đang là một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Cụ thể, nếu tính riêng tháng 7/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng khá. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4%.

viet nam dang xuat sieu nhung thieu tinh ben vung hinh 1

Từ đầu năm tới nay, xuất nhập khẩu vẫn đang là một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 33,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,7 tỷ USD, tăng 14,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24,9 tỷ USD, tăng 24,1%; hàng dệt may đạt 22,1 tỷ USD, tăng 19,8%; giày dép đạt 14,1 tỷ USD, tăng 19,6%.

Cũng trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

 Xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu nên trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức xuất siêu 764 triệu USD. Mức xuất siêu tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế, cùng kỳ năm trước cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,31 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê nhận định: Dù kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng, thế nhưng mức xuất siêu hiện nay còn thấp, thiếu tính bền vững, nguy cơ nhập siêu vẫn luôn hiện hữu. 

Nhập siêu không chỉ tác động đến kinh tế vĩ mô như cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, công nợ ngoại tệ, lạm phát…, mà còn tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, cảnh báo trên đòi hỏi phải có giải pháp ngăn chặn.

Theo bà Hương, trong các giải pháp hạn chế nhập siêu, giải pháp cơ bản là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu hoặc khi xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, cần có giải pháp để ứng phó với việc tăng giá USD, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khi tỷ giá VND/USD và tỷ giá thương mại hàng hóa đã giảm hơn 2 năm.

Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, bắt kịp với đà phục hồi và các xu hướng phát triển mới của quốc tế, đồng thời cũng phải sẵn sàng đối mặt với nhiều rủi ro như: Chiến tranh thương mại và xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn.

Một số rủi ro khác cũng cần lưu ý như: Diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán; Nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng. Tận dụng tốt những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các thị trường trọng điểm trên thế giới, tạo ra một xung lực lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, tạo cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại và đào tạo được lực lượng lao động chuyên nghiệp hơn.

Xuất nhập khẩu có thể suy giảm vào cuối năm

Trong khi đó, theo dự báo của SSI Research, một trong những xung lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đó là xuất nhập khẩu có thể suy giảm vào giai đoạn cuối năm nay.

 SSI Research nhấn mạnh: Kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong quý III/2022, khi các đơn hàng xuất khẩu mới vẫn đang được sản xuất. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu từ quý IV trở đi có xu hướng chậm lại, khi nhu cầu từ các đối tác thương mại chính của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ có thể yếu đi rõ rệt.

viet nam dang xuat sieu nhung thieu tinh ben vung hinh 2

Xuất nhập khẩu có thể suy giảm vào cuối năm.

SSI Research phân tích: Có 3 nguyên nhân khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chậm lại trong giai đoạn cuối năm. Thứ nhất, chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn sau giai đoạn nới lỏng tiền tệ lớn nhất và dài nhất trong lịch sử.

Thứ hai, giá hàng hóa toàn cầu duy trì ở mức cao so với cùng kỳ do nguồn cung năng lượng bị hạn chế.

Thứ ba, sự gián đoạn nguồn cung năng lượng do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào vùng suy thoái. 

Trên thực tế, khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, lạm phát đã tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Mỹ đã chứng kiến lạm phát tăng vọt lên 9,1% so với cùng kỳ vào tháng 6, mức cao nhất kể từ năm 1981. 

Do đó, nhằm đối phó với lạm phát, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã thực hiện tăng lãi suất liên tục và tính đến hiện tại, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tăng 225 điểm cơ bản so với cuối năm ngoài. 

“Nhìn chung, các lĩnh vực liên quan đến thương mại, xuất nhập khẩu sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động từ các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng các tác động vẫn còn hạn chế nhờ sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam”, SSI Research đánh giá.

SSI Research dự báo: Nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào trạng thái suy thoái đang ở mức cao. Ngay cả khi chu kỳ suy thoái này có thể ngắn hơn bình thường, tác động tiêu cực đến thương mại của Việt Nam có thể không tránh khỏi. 

“Tuy nhiên, do Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do nên vẫn có khả năng sẽ giảm thiểu được phần nào các tác động nói trên”, báo cáo của SSI Research nêu.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô