Việt Nam "tuyên chiến" với rác thải nhựa: Cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức người dân

Thứ hai, 10/06/2019 10:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, đòi hỏi nhiều quốc gia, khu vực phải có giải pháp cụ thể để xử lý hiệu quả và Việt Nam không năm ngoài thách thức ấy. Vậy ngăn chặn hiểm họa này phải bắt đầu từ đâu?

Sự kiện: rác thải

Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu về xả rác thải nhựa ra biển. Ảnh: TT

Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu về xả rác thải nhựa ra biển. Ảnh: TT

Tại Lễ ra quân toàn quốc chống rác thải nhựa, Thủ tướng nhấn mạnh: Hiện RTN là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu. Mỗi năm lượng RTN do con người thải ra đủ để phủ kín bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn RTN trôi nổi, đổ ra đại dương. Đó là cảnh báo khiến ai cũng phải giật mình khi hiểm họa môi trường toàn cầu đang hiện hữu từ rác thải nhựa.

Còn theo thống kê của tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần.

Có nghĩa rằng trong hàng triệu tấn nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi nilon…Sau đó, những thứ này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.

Tại thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), một trong những làng tái chế nhựa lớn nhất của cả nước, người ta ước tính một tấn phế liệu nhựa, túi nilon được đưa vào sản xuất sẽ thải ra đến 30% lượng rác thải không thể tái chế. Và cách xử lý duy nhất đối với loại rác thải đó là tập kết về bãi rác sau đó sẽ được xử lý thủ công.

Rõ ràng thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm.

Trước đây, người đi chợ thường xách theo những chiếc làn nhựa để đựng thực phẩm, rau xanh, hoa quả… thì ngày nay là những chiếc túi ni-lông đủ mọi kích cỡ, màu sắc, nhỏ gọn và tiện lợi.

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi ni-lông/một ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông.

Trong 4.000 đến 5.000 tấn rác, thì túi ni-lông chiếm đến 7-8%. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

Thế nhưng, dù phải chịu thuế môi trường từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, nhưng hiện loại túi ni-lông thông thường bán ở các chợ lại có giá rẻ hơn hẳn so với túi ni-lông thân thiện, chỉ từ 23.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Bỏ qua những vấn đề về sức khoẻ con người và môi trường, nhiều người vẫn sử dụng túi ni-lôngvì nó tiện lợi và rẻ. Một số người dân cho biết:

Tiện lợi là có thật, nhưng túi ni-lông là “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. Có thể thấy rõ điều này khi kiểm tra các bãi rác, hố chôn rác, xe rác. Túi ni-lông với đủ các kích cỡ, màu sắc nằm xen lẫn trong các loại rác thải, phế thải khác.

Nhiều hố chôn rác, các loại phế thải khác đã phân huỷ hết từ lâu, nhưng túi ni-lông vẫn không phân hủy. Túi ni-lông rất khó tái sử dụng và người dân thường dùng một lần là bỏ đi, nên lượng thải ra môi trường là không hề nhỏ.

Nhìn những đống rác thải, xe rác toàn túi nilon chắc chắc không ai muốn sự có mặt của nó. Nhưng nếu chỉ có tuyên truyền, vận động và thu gom rác cũng chỉ là đem rác túi nilon từ chỗ này sang chỗ khác thì chưa đủ.

Bởi một thói quen ăn sâu vào ý thức của người dân, nó hiện hữu ở mọi gia đình như một thứ không thể thiếu. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, vận động thì cần có một giải pháp cứng rắn thay thế túi nilon và làm thay đổi nhận thức, cách làm của người dân.

Theo các chuyên gia môi trường, túi nilon là vật dụng hết sức gần gũi với mọi người, mọi nhà. Việc sử dụng túi nilon đã thành thói quen của mỗi người dân vì tính tiện lợi của nó.

Bên cạnh đó, giá thành của mỗi chiếc túi nilon khá rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này ngày càng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của túi nilon gây ra cho con người và môi trường sống.

Thực tế đang cho thấy năng lực quản lý và xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, công nghệ xử lý tái chế lạc hậu, việc thu gom, phân loại rác còn nhiều vấn đề.

Dù đã xuất hiện một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm túi phân hủy từ tinh bột, hoặc túi, ống hút, găng tay, cốc giấy phân hủy sinh học... nhưng còn rất hiếm hoi.

Bởi vậy, để giảm thiểu phần nào tác hại của sử dụng túi nilon, đồ dùng nhựa, các cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất phải tự ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, nói “không” với túi nilon không chỉ để bảo vệ sức khỏe con người, giảm thiểu chi phí xử lý bảo vệ môi trường mà còn để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cùng với đó, cần có sự chung tay, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, từng người dân và của toàn xã hội.

Thanh Lâm

Tin khác

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

(CLO) Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân có người thiệt mạng tại huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Đời sống
Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

(CLO) Một cháu gái 13 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có quen một người phụ nữ qua mạng xã hội Facebook, rồi cháu bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa bán sang Myanmar. Sau đó, chúng bắt ép cháu phải làm lao động vất vả….

Đời sống
Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống
EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

EVNHANOI chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thủ đô

(CLO) Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập và chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.

Đời sống
Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

Người dân sống chung với ô nhiễm tại dự án cống hoá mương Kẻ Khế vốn trăm tỷ, 16 năm chưa xong

(CLO) Với bao lời hứa hẹn, dự án cống hóa mương Kẻ Khế đã được phê duyệt từ năm 2008 với hy vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nhưng sau 16 năm triển khai, dự án này vẫn “án binh bất động”.

Đời sống