(CLO)Cơn bão số 3 gây thiệt hại cho tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 20,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình sau bão mới là mối lo đối với người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động tối đa lực lượng, sẵn sàng cơ động tham gia ứng phó với mưa lũ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện mưa lớn, nước sông Lô, sông Phó Đáy, sông Hồng dâng cao gây ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương, chia cắt một số tuyến giao thông và làm hư hại lúa, hoa màu, tài sản của nhân dân.
Trước những hậu quả nghiêm trọng của bão số 3, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ bao gồm lực lượng thường trực, dân quân cùng vật chất, phương tiện tham gia ứng phó ngập úng, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.
Từ chiều 9/9 đến 16h ngày 10/9, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang toàn tỉnh đã nỗ lực tham gia khắc phục sự cố tàu và sà lan mắc kẹt dưới chân cầu Vĩnh Phú, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; sơ tán người và tài sản cho gần 300 hộ dân tại thành phố Phúc Yên và các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch đến nơi an toàn; đắp ụ cát chống ngập tại huyện Lập Thạch; giúp nhân dân huyện Sông Lô gặt lúa, khắc phục thiệt hại do mưa bão…
Hiện nay, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, nước ở thượng nguồn các sông tiếp tục đổ về sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản, giúp người dân vượt qua mưa lũ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh đã có phương án huy động tối đa lực lượng, sẵn sàng cơ động tham gia ứng phó với mưa lũ, nỗ lực giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của bão số 3.
Tình hình ngập, úng tại các địa phương
Tại huyện Sông Lô
Sáng 10/9, do ảnh hưởng của bão số 3, mực nước sông Lô dâng lên mức báo động, nước chảy xiết khiến nhiều tàu, thuyền mắc kẹt tại gầm cầu Vĩnh Phú, gây ùn tắc giao thông, uy hiếp an toàn công trình. Ngay khi sự cố xảy ra, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ trực tiếp chỉ đạo xử lý sự cố.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông và lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, đến 14 giờ 15 phút cùng ngày, sự cố tàu, thuyền mắc kẹt tại gầm cầu Vĩnh Phú đã được khắc phục. Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu lực lượng chức năng tiếp tục đánh giá tác động sự cố đối với sự an toàn của cầu; chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt, cấm xe tải lưu thông qua cầu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện tham gia giao thông. Đến 15 giờ 50 phút cùng ngày, các phương tiện xe ô tô con, xe máy đã có thể lưu thông qua cầu.
Tại huyện Vĩnh Tường
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa trung bình đến sáng 10/9 là 191 mm. Mực nước trên sông Phó Đáy dâng cao và có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu dồn về.
Tuy không có thiệt hại về người, nhưng mưa bão đã gây ngập úng các thôn Việt Hưng, Việt An của xã Việt Xuân; làm tốc mái ngói, mái tôn của nhiều nhà dân và trường học; nhiều diện tích lúa, hoa màu bị gãy, đổ, dập nát…
Kiểm tra công tác ứng phó mưa bão tại xã Việt Xuân,Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hà Quang Tiến đánh giá cao sự chủ động của huyện Vĩnh Tường. Đồng chí đề nghị huyện Vĩnh Tường tiếp tục theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình mưa bão, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; chủ động xây dựng phương án tổ chức di dời, sơ tán người dân khi cần thiết, rà soát nhu cầu và bố trí chỗ ở cho người dân đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
Tại huyện Lập Thạch:
Do ảnh hưởng của bão số 3 tuyến đê giáp sông Phó Đáy, thôn Tân Lập, xã Đồng Ích có tổng số 271 hộ dân, trong đó, 31 hộ dân có nguy cơ cao bị ngập úng do mực nước sông dâng cao sau hoàn lưu bão cần phải sơ tán. Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch Hoàng Long Biên yêu cầu cấp ủy, chính quyền xã Đồng Ích tập trung nhân lực khẩn trương khắc phục các thiệt hại do mưa bão gây ra; tăng cường tuyên truyền, động viên các hộ dân có nguy cơ cao bị ngập úng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, đồng thời sẵn sàng phương án tổ chức sơ tán 31 hộ dân của thôn Tân Lập có nguy cơ cao bị ngập do mực nước sông dâng cao sau hoàn lưu bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tại huyện Yên Lạc
Hồi 16h ngày 10/9, mực nước trên sông Hồng tại trạm đo thủy văn Đại Định đã lên tới +13,45m, vượt mức báo động I là 0,05m và có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu dồn về. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ra lệnh báo động số I trên sông Hồng cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Yêu cầu các địa phương triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư bảo đảm an toàn hệ thống đê điều theo cấp báo động số I đúng quy định. Tổ chức lực lượng, thực hiện công tác tuần tra, canh gác đê theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ để phát hiện, xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu những hư hỏng của đê, kè, cống; nhất là các cống dưới đê và các trọng điểm xung yếu đê điều. Đồng thời thông báo cho nhân dân sinh sống vùng ngoài đê để chủ động sơ tán khi sự cố xảy ra.
(CLO) Sáng 7/10, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an Thành phố Thái Bình đã phối hợp với trường THPT Nguyễn Đức Cảnh tổ chức chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông (ATGT).
(CLO) Sau khi báo NB&CL có 2 bài phản ánh về dự án Trung tâm văn hóa, thể thao xã Hát Môn - liên danh do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Hồng Hà là liên danh chính trúng gói thầu xây dựng và dự án Nâng cấp đường giao thông trục chính xã Hát Môn - liên danh do Công ty CP Vninvest – Đầu tư và xây dựng đô thị là liên danh chính trúng gói thầu xây dựng có dấu hiệu thi công ẩu, không đúng như hồ sơ yêu cầu, Ban QLDA đầu tư xây dựng Phúc Thọ, Hà Nội vẫn chưa có phản hồi. PV tiếp tục phát hiện ra những dấu hiệu thi công gian dối, vừa làm đã hỏng tại công trình khác.
(CLO) Điện Thái Hòa, ngôi điện đẹp và có vị trí quan trọng nhất Kinh thành Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự kiến, tháng 11/2024 di tích này sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại, sớm hơn kế hoạch 12 tháng.
(CLO) Sau 2 tuần xưng vương phòng vé, phim kinh dị nội địa "Cám" bị "Joker: Folie à Deux" soán ngôi. Dù đứng đầu phòng vé, song bom tấn Joker 2 cũng không tạo hiệu ứng quá bùng nổ.
(CLO) 26/74 nhà máy, dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3. Hiện công tác khắc phục đang được gấp rút triển khai.
(CLO) Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, các tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội được tăng cường làm nhiệm vụ tại những địa bàn trọng điểm.
(CLO) Sẽ tạm đóng một đoạn đường với chiều dài khoảng 700 mét trên quốc lộ 51, đoạn qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để sửa chữa, thời gian dự tính là 4 ngày.
(CLO) Về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10/2024; Chậm nhất ngày 20/10/2024 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.
(CLO) MU được cho là đang quan tâm đến việc ký thần đồng của Rosenborg, Sverre Nypan ở chuyển nhượng tháng 1/2025, người được ví là “Odegaard mới” của bóng đá Na Uy.
(CLO) Trên cơ sở kết quả quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.
(CLO) Số liệu từ Cục Hàng hải, tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam qua 9 tháng của năm 2024 ước đạt hơn 640 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.
(CLO) Công an TP Từ Sơn vừa ra quyết định tạm giữ 2 người chặn đường, hành hung tài xế xe taxi Sao Mai Bắc Ninh. Hai đối tượng đều trú tại tổ dân phố Đa Hội, phường Châu Khê, TP Từ Sơn.
(CLO) Trong bối cảnh người dân phản ánh về thủ tục bảo hiểm xe máy còn rườm rà và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết bồi thường, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng nhằm giải đáp những thắc mắc này từ cử tri tỉnh Lạng Sơn.
(CLO) Về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10/2024; Chậm nhất ngày 20/10/2024 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.
(CLO) Trên cơ sở kết quả quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31/12/2025 hoàn thành bằng được mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân; trong đó ưu tiên xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước).
(CLO) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Ba chữ “Thủ đô ta” được Người nhiều lần dùng khi nói về Hà Nội để biểu lộ những tình cảm thân thương, trìu mến nhất. Kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước, Người đã có 73 bài viết riêng về Hà Nội, về nhân dân Hà Nội. Mỗi bài viết đều gửi gắm trong đó là tình cảm, sự quan tâm, niềm mong mỏi của Bác đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
(CLO) “Hôm nay Hà Nội là rừng cờ hoa. Càng tiến sâu vào trong lòng Hà Nội, càng khó nén nổi xúc động, mắt nhòa lệ vì niềm vui gặp mặt, niềm vui về lại Thủ đô"- đó là những dòng viết đầy xúc cảm của Trung tướng Vương Thừa Vũ, người trên cương vị Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, đã có một vinh dự hiếm có "ngày về trong chiến thắng", đưa đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 và cũng là một trong rất ít người đã đặt để những dấu son đáng nhớ lên hành trình phát triển của Hà Nội.
(CLO) Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” thực sự là Ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô, cùng tham gia tái hiện những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ; giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô...
(CLO) Thủ tướng dự Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình," sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
(CLO) Kể từ ngày Giải phóng, Hà Nội đã không ngừng thay đổi, từ việc phục hồi sau chiến tranh đến trở thành một trong những đô thị tiên phong của khu vực. Với tầm nhìn chiến lược và nỗ lực không ngừng, Thủ đô tiếp tục hành trình phát triển bền vững, khẳng định vị thế trong tương lai.