(CLO) CTCP VNG (Mã: VNZ) của ông Lê Hồng Minh vừa báo lỗ thêm 489 tỷ trong Quý 2, tổng lỗ 520 tỷ trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, VNG cũng vừa bị UBCKNN xử phạt.
VNG (VNZ) lỗ thêm 520 tỷ trong 6 tháng đầu năm
CTCP VNG (Mã: VNZ) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 2/2024. Trong đó doanh thu thuần đạt 2.054,7 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Giá vốn chiếm 1.407,6 tỷ khiến lợi nhuận gộp chỉ còn lại 647,1 tỷ đồng, giảm 18,6%.
Đáng chú ý, trong kỳ doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 24,4 tỷ lên 84,8 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính giảm hơn một nửa, xuống còn 38,6 tỷ đồng. Chi phí lãi vay chiếm chủ đạo trong chi phí tài chính với 36,2 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh tại công ty liên kết đã giảm lỗ hơn so với cùng kỳ, từ số lỗ 205,6 tỷ tại Quý 2/2023 nay đã giảm xuống còn 17,9 tỷ đồng. Chi phí bán hàng vẫn đang chiếm 554,9 tỷ. Chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm, chỉ còn 332 tỷ đồng.
Kết quả, VNG ghi nhận lỗ sau thuế tại Quý 2/2024 là 489 tỷ đồng. Lỗ sau thuế cho cổ đông công ty mẹ chiếm 462,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số lỗ đã giảm nhưng không đáng kể.
Lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm VNG đạt 4.313,7 tỷ đồng, tăng 30%. Tổng lỗ lũy kế nửa đầu năm là 520,4 tỷ đồng, giảm 56,8% so với cùng kỳ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, VNG đặt mục tiêu doanh thu 11.000 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2023, cùng với lãi sau thuế 195 tỷ. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, khoản thua lỗ 520 tỷ đã kéo VNG càng xa khỏi mục tiêu đề ra.
Kinh doanh thua lỗ, VNG lại vừa bị UBCKNN xử phạt
Hoạt động kinh doanh không khả quan với số lỗ hàng trăm tỷ đồng, VNG còn vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng số tiền 157,5 triệu đồng.
Cụ thể, UBCKNN vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với CTCP VNG. Trong đó, công ty bị phạt 92,5 triệu do không công bố thông tin theo quy định.
Những thông tin chưa được VNG công bố đúng theo quy định bao gồm: Nghị quyết HĐQT số 10/2022/NQ-HĐQT ngày 8/9/2022 thông qua việc thế chấp tài sản của công ty để đảm bảo nghĩa vụ nợ của CTCP Công nghệ Big V (là cổ đông lớn và là bên liên quan); BCTC riêng và hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2023.
Các tài liệu trên chưa được VNG công bố trên Hệ thống CBTT của UBCKNN, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Bên cạnh đó, VNG cũng bị phạt 65 triệu đồng do không công bố thông tin giao dịch phát sinh với cổ đông lớn liên quan là Công nghệ Big V. Với giao dịch này, VNG đã dùng tài khoản tiền gửi mở tại Citybank để đảm bảo khoản vay cho Công nghệ BigV tại ngân hàng Citybank chi nhánh Singapore. Tại BCTC kiểm toán năm 2022 và 2023 cũng không trình bày đẩy đủ giao dịch này.
Cổ phiếu VNZ giảm hơn một nửa thị giá
Từng là cổ phiếu đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có lúc mã VNZ được giao dịch với mức giá 1.249.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng thanh khoản mỗi phiên không lớn, chỉ từ vài nghìn cho tới hơn chục nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Trong 1 năm trở lại đây, kết quả kinh doanh với những lần thua lỗ liên tiếp đã kéo lùi thị giá của VNZ.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, VNG đã trải qua 10 quý kinh doanh. Trong đó có 9 quý thua lỗ, công ty chỉ báo lãi duy nhất tại Quý 2/2023. Những khoản lỗ dao động từ vài chục cho tới cả trăm tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 6/8/2024, cổ phiếu VNZ hiện chỉ còn được giao dịch ở mức giá 526.500 đồng/cổ phiếu, giảm 57,8% so với đỉnh đạt được cách đây 1 năm.
(CLO) "Dấu ấn" của cặp vợ chồng "lắm tiền, nhiều của" Tô Hải - Thiên Kim với khối tài sản hàng nghìn tỷ đứng sau loạt tên tuổi đình đám như: CTCP Chứng khoán Vietcap, CTCP Sữa Quốc tế và một số công ty tài chính lớn tại Việt Nam... Thậm chí bà Thiên Kim còn được mệnh danh là "bà trùm" trong ngành F&B với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Katinat, Phê La, San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae.
(CLO) Sau sự việc bà Trương Nguyễn Thiên Kim 'xả bán' 13,2 triệu cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI), đơn vị này đã tăng huy động vốn bằng khoản vay hợp vốn trị giá 119 triệu USD, tương đương gần 3.000 tỷ đồng.
(CLO) Hoạt động kinh doanh có nhiều vấn đề, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) của chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến vừa bị HoSE đình chỉ giao dịch do chậm công bố thông tin nhiều lần.
(CLO) Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Saigontel (SGT) sụt giảm doanh thu gần 50%. Công ty đang sa đà vào kinh doanh bất động sản, cho thuê đất, văn phòng và nhà xưởng. Hiện tại SGT mới hoàn thành 5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.