Vỡ kế hoạch thu phí tự động không dừng: Thiếu quyết liệt hay sợ minh bạch?

Thứ năm, 04/06/2020 09:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền Thủ tướng đã vừa ký báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ QH về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng (ETC). Việc ông Thể và các hữu trách Bộ GTVT hứa “nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm” càng khiến dư luận thất vọng tràn trề.

Sự kiện: thu phí

1. Từ tháng 10/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 437, trong đó có yêu cầu “Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan ban hành khung tiêu chuẩn chung làm cơ sở, thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, tránh tình trạng độc quyền, giám sát doanh thu của các trạm và bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí. Năm 2019, triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức BOT trên cả nước”.

Người dân đeo Căn cước công dân và đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc - Khánh Hòa, yêu cầu minh bạch lượng xe qua trạm.

Người dân đeo Căn cước công dân và đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc - Khánh Hòa, yêu cầu minh bạch lượng xe qua trạm.

Đến giữa tháng 8/2019, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đã chất vấn Bộ trưởng GTVT: “Chính phủ đặt ra quyết tâm đến ngày 31/12 năm nay sẽ hoàn thành toàn tuyến với 44 trạm và 620 làn. Nhưng hôm qua Bộ trưởng làm việc với Tổng cục Đường bộ thì đến nay mới triển khai 29 trạm với 161 làn, bằng 26%, vậy có thực hiện được mục tiêu đặt ra không?”.

Ông Nguyễn Văn Thể trả lời rằng tư vấn đã có sẵn, việc còn lại tùy thuộc sự sẵn sàng của chủ đầu tư trong việc thực hiện, phối hợp. Ông Thể còn nói: “Đến ngày 31/12 sẽ tạm dừng thu phí toàn bộ các trạm phu thí nếu không thu phí tự động không dừng... Nhà đầu tư chây ì thì phải chấp nhận”.

Nhưng đến nay, toàn quốc có 93 trạm thu phí, trong đó Bộ GTVT quản lý 74 trạm, UBND các tỉnh quản lý 19 trạm. Hiện đã lắp đặt vận hành từ 2-6 làn ETC tại 39 trạm. Riêng 5 tuyến cao tốc do VEC quản lý chỉ có 1 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã lắp đặt thiết bị. Có 6/19 trạm địa phương quản lý đã đầu tư và kết nối dự án giai đoạn 1, có 6 trạm đồng thuận kết nối với dự án giai đoạn 2. Còn lại 7/19 trạm các địa phương tự tổ chức thực hiện vẫn chưa hoàn thành…

Như vậy, kế hoạch hoàn thành triển khai thu phí đường bộ tự động không dừng tại các trạm BOT trước 31/12/2019 hoàn toàn phá sản, và đặc biệt là chưa thấy có bất cứ chế tài nào được đưa ra với các nhà đầu tư, như tuyên bố hùng hồn của Bộ GTVT “sẽ tạm dừng thu phí toàn bộ các trạm phu thí nếu không thu phí tự động không dừng”.

Người dân đếm xe tại BOT Ninh Lộc - tỉnh Khánh Hòa để yêu cầu kiểm soát số lượng xe qua trạm.

Người dân đếm xe tại BOT Ninh Lộc - tỉnh Khánh Hòa để yêu cầu kiểm soát số lượng xe qua trạm.

2. Từ tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành quyết định 07/2017/QĐ-TTg về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng. Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ sau đó đã vạch ra lộ trình triển khai, thực hiện: Đến hết năm 2018 tất cả trạm thu phí sử dụng đường bộ trên QL1 và đường Hồ Chí Minh sẽ thu phí không dừng; hết năm 2019, áp dụng cho tất cả các trạm thu phí còn lại.

Tuy nhiên, đã gần 3 năm qua, sự chậm trễ của việc triển khai đồng bộ thu phí tự động không dừng dù đã liên tục được nêu ra tại diễn đàn Quốc hội, các chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến của các chuyên gia,… đã khiến dư luận hoài nghi về quyết tâm siết chặt quản lý của Bộ GTVT.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc 5 tuyến cao tốc do VEC quản lý chỉ có 1 tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình đã lắp đặt thiết bị, Bộ trưởng GTVT lý giải rằng, 4 tuyến còn lại chưa thể triển khai thực hiện do vướng mắc về nguồn vốn (Hiệp định vay vốn các dự án của VEC đã hết hạn) và chỉ đạo thực hiện (do VEC chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 11/2018) nên không thể hoàn thành trong năm 2019 theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Về việc 33 trạm phải triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 nhưng chưa hoàn thành, Bộ trưởng lý giải rằng “do vướng mắc thành lập doanh nghiệp dự án nên chưa thể triển khai thực hiện”…

Các lý giải trên của ông Nguyễn Văn Thể như đang bảo vệ doanh nghiệp đầu tư dịch vụ đường BOT chứ không phải bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng về yêu cầu triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng đã có, quyết tâm của Bộ GTVT “đến ngày 31/12 sẽ tạm dừng thu phí toàn bộ các trạm phu thí nếu không thu phí tự động không dừng” cũng không thể phát ra cho vui!

Thêm nữa, phàn nàn của Bộ trưởng GTVT về số lượng xe dán thẻ Etag chưa đạt được như yêu cầu (dưới 1 triệu xe), báo chí và người dân đã phản biện: Việc người sử dụng chưa mặn mà dán thẻ Etag bởi họ phải loay hoay tìm chỗ dán thẻ; hoặc dán cũng không sử dụng được do sự thiếu đồng bộ tại các trạm BOT, phải chờ đợi và trả bằng tiền mặt. Lỗi vẫn thuộc về Bộ GTVT, các nhà đầu tư BOT…

Người dân đếm xe tại BOT Ninh Lộc - tỉnh Khánh Hòa để yêu cầu kiểm soát số lượng xe qua trạm.

Người dân đếm xe tại BOT Ninh Lộc - tỉnh Khánh Hòa để yêu cầu kiểm soát số lượng xe qua trạm.

3. Theo các chuyên gia giao thông, để triển khai đồng bộ thu phí tự động không dừng, Bộ GTVT chỉ cần yêu cầu trạm thu phí mới nào muốn hoạt động phải thu phí tự động; trạm thu phí nào đang hoạt động sẽ có thời gian để triển khai ETC, sau đó không thực hiện sẽ phải dừng thu phí. Vấn đề như đã nói, Bộ GTVT lại “đe” chứ không “đánh” dù đã tuyên bố chế tài, khiến các nhà đầu tư “nhờn mặt”.

Các chuyên gia cho rằng, yêu cầu triển khai đồng bộ thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT là một chiến lược có tầm nhìn xa của Chính phủ, giúp giảm ùn tắc giao thông, hạn chế giao dịch tiền mặt, công khai minh bạch hoạt động thu phí, chưa kể là còn giúp giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh (như Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác).

Về yếu tố “minh bạch”, khi mà nhiều dự án đường dịch vụ BOT trên cả nước bị dư luận phản ứng về việc làm một đường thu một nẻo (Bộ GTVT đã và đang kiến nghị di dời), thiếu minh bạch (như việc trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị cướp 2,2 tỷ sáng 7/2/2019, kiểm tra thì thấy không sao lưu đầy đủ dữ liệu video), lừa dối cơ quan quản lý và người dân (Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh dùng phần mềm giấu doanh thu thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương),… sẽ được giải quyết nếu việc triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng được tuân thủ, nghiêm.

Với quyết tâm của Chính phủ, sự giám sát quyết liệt của Quốc hội, báo chí và người dân, việc Bộ GTVT để vỡ kế hoạch triển khai thu phí tự động không dừng trên toàn quốc tiếp tục găm vào dư luận hoài nghi: Tại sao các nhà đầu tư BOT ngại thu phí tự động? Tại sao Bộ GTVT thay vì chế tài, lại “nói đỡ” cho doanh nghiệp và tự “nghiêm túc phê bình”?

Công luận chờ đợi Chính phủ và các bộ, ngành sẽ có giải pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng nếu muốn tiếp tục thu phí, đồng thời thanh tra, rà soát quá trình chọn thầu, phê duyệt vị trí đặt trạm, suất đầu tư,… để tiến tới loại bỏ hoàn toàn những bất cập đang tồn tại, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng dịch vụ.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn