Vui thôi, đừng vui quá!

Thứ bảy, 02/05/2020 13:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với những ai thuộc nằm lòng những khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19, hình ảnh những bãi biển đầy ắp người trong hai ngày nghỉ lễ vừa qua đã khiến họ lắc đầu ngán ngẩm. Bởi, từ sự "Vui quá mức" ấy, những nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 bấy lâu hoàn toàn có thể là sự... "kiếm củi ba năm thiêu một giờ".

1. "Bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Cửa Lò đông nghẹt du khách chiều 30/4"; "Hàng vạn du khách đổ về Đồ Sơn, Sầm Sơn trong 2 ngày đầu nghỉ lễ"; "Bãi biển Sầm Sơn đông nghẹt người dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5", "Hồ Gươm “nghẹt thở” trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5", "Nghỉ lễ, vô tư tụ tập tắm biển, ngó lơ khẩu trang"- Đó là hàng loạt tít bài ghi nhận của congluan.vn và nhiều tờ báo về nét nổi bật nhất của hai ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay. 

Bãi biển Đồ Sơn trong 2 ngày đầu nghỉ lễ. Ảnh: NLĐ

Bãi biển Đồ Sơn trong 2 ngày đầu nghỉ lễ. Ảnh: NLĐ

Theo ước tính của phóng viên báo Người lao động, con số du khách có mặt trên biển Sầm Sơn hai ngày qua ước tính lên tới hàng vạn. Điều quan ngại là từ ngoài biển, lên đến bãi cát, cho đến các quán hàng, khách sạn dọc bãi biển, người người tụ tập nô đùa, tám chuyện nhưng có rất ít người đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo khuyến cáo của cơ quan y tế để phòng lây lan Covid-19.

Đó là chuyện trên bãi biển, còn giữa lòng Thủ đô, nơi vẫn thuộc nhóm nguy cơ thì sao? Theo ghi nhận của phóng viên Congluan.vn, tối ngày 30/4 vẫn có rất đông người dân tập trung tại khu vực vườn hoa, tuyến đường quanh khuvực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), những quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách an toàn,... gần như không được thực hiện.

Phố Tạ Hiện- Hà Nội đêm 30/4. Ảnh: Ngọc Hải

Phố Tạ Hiện- Hà Nội đêm 30/4. Ảnh: Ngọc Hải

Tại Sài Gòn, địa phương cũng đang thuộc nhóm có nguy cơ với Covid-19, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trong tối 30/4, phố đi bộ Nguyễn Huệ tập trung đông đúc người dân đi chơi lễ, rất nhiều người không đeo khẩu trang nơi công cộng, và cũng rất ít người được nhắc nhở đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.

Hàng quán đông nghịt khách ăn uống. Ảnh: BGT

Hàng quán đông nghịt khách ăn uống. Ảnh: BGT

Khi được hỏi đang dịch, đang giãn cách xã hội, sao ra đường tụ tập nhiều thế, đi tắm biển gì giờ này? Nhiều người cười nhẹ mà rằng: "quan trọng hóa vấn đề làm gì", "cách ly mãi bí bách cũng cần phải xõa một chút chứ",  rằng "nước ta kiềm chế dịch tốt nhất thế giới cơ mà".

2. Đúng, chẳng thể phủ nhận, những ngày cách ly xã hội, phải tuân thủ nghiêm những quy định kỹ càng về giãn cách xã hội đã khiến không ít người cảm thấy bí bách, ngột ngạt và thấy khát khao vô cùng cái cảm giác được tự do đi lại, bay nhảy bất cứ nơi nào mình muốn.

Đúng, chuyện Việt Nam đang trở thành hình mẫu phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều quốc gia trên thế giới, đã phải công nhận. Thực tế là đến sáng 2/5, Bộ Y tế tiếp tục ghi nhận không có ca dương tính nCoV, đánh dấu tám ngày qua không thêm ca nhiễm mới và 16 ngày không ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Đó là những thành quả hết sức đáng tự hào. Nhưng nên nhớ rằng, để có được những thành quả hết sức đáng tự hào ấy, là nỗ lực bền bỉ, là quyết tâm sắt đá của cả hệ thống chính trị, là sự chỉ đạo hết sức quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch... cùng với đó, không thể phủ nhận, chúng ta cũng đã phải trả những cái giá không hề rẻ: học sinh, sinh viên phải nghỉ học dài ngày, nền kinh tế bị đình trệ, an sinh xã hội bị ảnh hưởng... 

Cũng chính từ sự cân nhắc trước những "cái giá không hề rẻ ấy", với quan điểm "kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn phải phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", sau những cân nhắc rất thận trọng, ngày 22/4, Thủ tướng đã quyết định: nới lỏng một bước (các hoạt động xã hội).

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng liên tục nhấn mạnh: phải kiểm soát đúng mức; tránh tư tưởng chủ quan, coi thường để dịch bệnh quay trở lại. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc đi nhắc lại: "Vì dịch còn dài nên chúng ta phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn. Có an toàn mới phát triển được, nhưng tuyệt đối không được chủ quan”.  

3. Sự thận trọng những những người đứng đầu Chính phủ là hoàn toàn không thừa. 8 ngày qua, dù không có ca nhiễm mới, nhưng những ca "tái dương tính" lại liên tục xuất hiện và đây không chỉ xảy đến tại Việt Nam. Tất cả các chuyên gia đều đã phải thừa nhận rằng virus SARS-CoV-2 rất “biến ảo”: nhiều người nhiễm không có triệu chứng; nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu; không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần và rằng, tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.

Cũng không thể không nhắc lại dù Việt Nam đã phần nào khống chế được dịch, nhưng bên ngoài biên giới, tốc độ oanh tạc và tấn công của virus corona vẫn hết sức dữ dội, "đỉnh dịch" Covid-19 vẫn không ngừng được lần lượt thiết lập tại nhiều quốc gia. Ngày 30/4 vừa qua, nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (CIDRAP), thuộc Đại học Minnesota, đánh giá virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng tiếp tục lây lan 18 đến 24 tháng nữa, cho tới khi 60-70% dân số toàn cầu nhiễm virus và hình thành khả năng miễn dịch.

Trong khi đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO) vẫn chưa đưa ra được thời hạn chính xác về việc khi nào sẽ có thuốc điều trị hay vaccine trị nCoV . 

Chính vì sự "biến ảo" vô cùng khó lường ấy của virus SARS-CoV-2, nên cho dù con số "hàng vạn du khách" trên bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, số lượng người tụ tập ở phố đi bộ Hà Nội, kem Tràng Tiền hay phố đi bộ Nguyễn Huệ, so với kỳ nghỉ 30/4-1/5 các năm trước, thực sự chưa "thấm tháp" gì, thì sự tập trung đông người, bỏ qua, phớt lờ mọi quy định phòng chống dịch như thế, hoàn toàn có thể là ngòi châm cho những nguy cơ vô cùng nguy hiểm có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Một khi sự vụ xấu nhất xảy ra: ca nhiễm mới xuất hiện, việc lần tìm những F1, F2, F3 gần như là "mò kim đáy biển". 

Chính phủ, chính quyền các địa phương đã có những quyết sách, động thái kiểm soát dịch bệnh hết sức quyết liệt, cặn kẽ và thận trọng. Nhưng những quyết sách ấy sẽ không thể đạt hiệu quả tối ưu nếu những chủ thể thực hiện lại không có cho mình hai chữ ý thức và tự giác tối thiểu. 

Khi ý thức của mỗi cá nhân bằng 0 thì hệ lụy mà họ và cộng đồng sẽ phải gánh chịu sẽ không thể đo đếm được bằng bất cứ con số nào. 

Khi những nỗ lực phòng chống dịch trở thành "củi kiếm 3 năm bị thiêu đốt trong một giờ", thì chính mỗi người trong chúng ra hoàn toàn có thể sẽ là một trong những người phải gánh chịu những hệ lụy tồi tệ nhất.

Thế nên, được nới lỏng giãn cách, vui thì vui thật, nhưng vẫn cứ phải nhớ: "Vui thôi, đừng vui quá"!

Hồng Hà 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn