Vùng vải thiểu Bắc Giang chuẩn bị cho mùa vụ 2020

Thứ bảy, 25/04/2020 10:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm nay là năm đầu tiên quả vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản. Để đáp ứng tiêu chuẩn với thị trường khó tính này, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang đã lên kế hoạch cụ thể.

Cơ hội từ thị trường Nhật Bản

Xã Nam Dương - Huyện Lục Ngạn là một đơn vị có 2 địa điểm trồng vải thiều được cấp mã số vùng trồng để xuất sang thị trường Nhật Bản. Đối với những hộ dân được cấp mã số vùng nói riêng và với chính quyền xã nói chung rất vui mừng và phấn khởi. Ông Nguyễn Văn T. - người dân xã Nam Dương chia sẻ: "Chúng tôi nắm bắt được thông tin từ cấp trên nên mừng lắm, lại thêm một cơ hội phát triển kinh tế. Nhà tôi có khoảng 1000 gốc, sản lượng mỗi năm cho từ 40-50 tấn, doanh thu gần 1 tỷ ở thị trường trong nước. Và sắp tới đây xuất sang Nhật Bản thì tôi cũng mong muốn sẽ có thu nhập cao hơn."

Vùng Vải thiều Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Dương

Vùng Vải thiều Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Dương

Trao đổi với PV Báo điện tử Congluan.vn, ông Trình Văn Hùng- Chủ tịch xã Nam Dương chia sẻ: “Diện tích vải thiều của xã Nam Dương lớn, khoảng 470ha. Thổ nhưỡng cũng rất phù hợp với cây vải thiều. Được tin xã Nam Dương có 2 địa điểm được lựa chọn cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, chính quyền xã và nhân dân rất phấn khởi. Về chương trình vải thiều xuất sang thị trường Nhật Bản, xã đã phối hợp chặt chẽ với phòng nông nghiệp huyện, tuyên truyền về các chính sách, đặc biệt là quy hoạch vùng làm sao để được cấp mã vùng trồng sản xuất vải thiều sạch, thực hiên nghiêm ngặt chế độ chăm sóc để quả vải có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất sang thị trường Nhật Bản".

Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản. Vườn vải đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đáp ứng các điều kiện như vườn độc canh vải, sạch sẽ, liền khoảnh. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân chăm sóc Vải thiều đúng quy chuẩn. 

Bà Nguyễn Thị Tú- Phó Trưởng phòng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang cho biết: “Theo quy định của Nhật Bản, sản phẩm xuất sang phải có mã vùng trồng, được định vị bằng vệ tinh và có mã số của bên Nhật Bản cung cấp. Theo đó, quy trình sản xuất quả vải phải đảm bảo các biện pháp kỹ thuật từ yêu cầu vườn trồng, kỹ thuật chăm bón, cách sử dụng thuốc, cách bón phân và ghi chép nhật ký từng giai đoạn chăm sóc. Chúng tôi đã lên kế hoạch đồng hành, hướng dẫn người dân để đảm bảo tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm bên phía Nhật Bản đưa ra để việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường khó tính này được diễn ra thuận lợi”.

Một buổi tập huấn về quy trình chăm sóc cây Vải cho bà con nông dân. Ảnh: Hoàng Dương

Một buổi tập huấn về quy trình chăm sóc cây Vải cho bà con nông dân. Ảnh: Hoàng Dương

Để bảo đảm số lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, huyện Lục Ngạn đã rà soát 19 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 218 ha và 40 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2019 tại các xã: Thanh Hải, Hồng Giang, Quý Sơn, Giáp Sơn và một số vùng khác. Còn với thị trường Nhật Bản, huyện tiến hành cấp 10 mã số vùng trồng cho 64 hộ với tổng diện tích 50 ha tại các xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Hồng Giang, Tân Sơn và Nam Dương với sản lượng từ 300 đến 400 tấn.

Mặc dù quy trình sản xuất vải thiều xuất Nhật còn rất nhiều khó khăn, yêu cầu rất ngặt nghèo đặc biệt là công tác chăm sóc từ khi ra hoa đến khi có quả chín. Song, việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường khó tính Nhật Bản cũng là một tín hiệu tốt cho tương lai của quả vải thiều Lục Ngạn. Từ đó, thương hiệu quả vải thiều Lục Ngạn ngày càng đứng vững hơn trên thị trường và có sức bật xa hơn để chinh phục các thị trường khó tính khác trên toàn cầu. Nói về tương lai của quả vải thiều, ông Trương Văn Năm- Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn khẳng định: “Đây là một cơ hội rất lớn mở ra đối với người dân sản xuất vải thiều Lục Ngạn. Năm 2020 là năm đánh dấu và ghi nhận sản phẩm của người dân Lục Ngạn trên thị trường Nhật Bản. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính quyền, người dân sản xuất, và các doanh nghiệp sẽ từng bước khẳng định chất lượng và chiếm lĩnh thị trường, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn chắc chắn sẽ đứng vững trên thị trường khó tính này”.

Niềm tin vào thị trường

Năm nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang hơn 28,1 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 160 nghìn tấn. Theo đó vải sớm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng khoảng 45 nghìn tấn; vải thiều chính vụ hơn 22,1 nghìn ha, dự kiến sản lượng khoảng 115 nghìn tấn. Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14,3 nghìn ha, GlobalGAP lên 80 ha. Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20-5 đến 5-6, vải chính vụ thu hoạch từ 10-6. Hiện tại cũng đang là giai đoạn nước rút để kịp mùa vụ 2020. 

Vải thiều Lục Ngạn hướng đến việc đáp ứng được các thị trường khó tính nhất. Ảnh:TL

Vải thiều Lục Ngạn hướng đến việc đáp ứng được các thị trường khó tính nhất. Ảnh:TL

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải thiều, các đơn vị chức năng đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp. Theo đó, Tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu các vùng trồng vải thiều đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, tiến hành xúc tiến trực tuyến. Được biết thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính.

Năm 2019, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ của Bắc Giang đạt hơn 147 nghìn tấn, doanh thu từ vải thiều đạt 4.675 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.690 tỷ đồng.

Hoàng Dương - Thuỷ Tiên

Tin khác

Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

(CLO) Cùng nhóm bạn ra sông Nông Giang (Thanh Hoá) tắm mát, không may một nam sinh lớp 8 đuối nước tử vong.

Đời sống
TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP. Nha Trang phối hợp với Công an phường Vạn Thạnh làm việc với một số tiểu thương ở chợ Đầm, đồng thời đưa đối tượng Phan Trọng Nghĩa (sinh năm 1981, đối tượng sống lang thang ở Nha Trang), có hành vi trộm cắp tài sản về cơ quan công an để lấy lời khai, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đời sống
Dự báo thời tiết 24/4/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 24/4/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 24/4/2024, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm, mưa tập trung vào chiều tối và đêm.

Đời sống
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã đi thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Đời sống
Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Đội 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm vừa ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường.

Đời sống