Vướng mắc của thị trường bất động sản đang được "cởi nút thắt"

Chủ nhật, 04/06/2023 08:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, những khó khăn của thị trường bất động sản đang được tháo gỡ, nhất là các vướng mắc liên quan tới thủ tục đầu tư, nộp tiền sử dụng đất;...

Nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong 5 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, các chỉ số tăng trưởng kinh tế chưa thể bứt phá.

Đơn cử, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 5 tháng giảm 2% so với năm ngoái. Một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện thoại, điện tử, chế biến gỗ, ô tô… tiếp tục giảm.

vuong mac cua thi truong bat dong san dang duoc coi nut that hinh 1

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, (Ảnh: MPI)

Du lịch có dấu hiệu chậm lại, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 giảm 6,9% so với tháng trước, trong khi thiếu các giải pháp hiệu quả, quyết liệt để kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ ăn uống, lưu trú, quảng bá, xúc tiến du lịch, kích cầu du lịch…, khắc phục “tính mùa vụ” trong hoạt động du lịch.

Cùng với đó, đầu tư xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tuy đã có tín hiệu phục hồi, nhưng còn chậm. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 5 tháng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vẫn giảm 7,3%, đặc biệt là vốn tăng thêm của các dự án đang triển khai giảm 59,4% so với cùng kỳ.

“Một số dự án đầu tư, dự án bất động sản lớn bị ngưng trệ, dừng đầu tư hoặc chậm triển khai”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa dù đã phục hồi nhẹ trong tháng Năm, nhưng tính chung 5 tháng lần lượt giảm 14,7%, 11,6% và 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

“Các thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN cần lưu ý khi tiếp tục giảm trong tháng Năm. Nhập khẩu tư liệu sản xuất 5 tháng giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng giảm 15,7%). Điều này cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Một khó khăn khác được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra, đó là các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất - kinh doanh, chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường.

Tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng tiết lộ một số điểm sáng của nền kinh tế. Trong đó, các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu chuyển biến tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh…

“Tất cả đã hỗ trợ tích cực, từng bước khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

vuong mac cua thi truong bat dong san dang duoc coi nut that hinh 2

Tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. (Ảnh: MP)

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 19/5/2023, sau 2,5 tháng ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 25.500 tỷ đồng (chiếm 96,7% khối lượng phát hành từ đầu năm); một số doanh nghiệp đã đàm phán với nhà đầu tư để kéo dài kỳ hạn hoặc chuyển khoản nợ sang tài sản khác.

Trong khi đó, một số vướng mắc của dự án, doanh nghiệp bất động sản về thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận, nộp tiền sử dụng đất… đã được tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính.

“Giải ngân vốn đầu tư công đến 31/5 đạt trên 157.000 tỷ đồng, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng giao, tương đương cùng kỳ năm 2022 (22,37%), nhưng số tuyệt đối cao hơn 41.000 tỷ đồng. Chúng ta đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, giải quyết việc làm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo.

Mặc dù nhấn mạnh những điểm tích cực của nền kinh tế như vậy, song một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, do những khó khăn, thách thức chung của thế giới, sản xuất -kinh doanh, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về dòng tiền, thị trường và đơn hàng; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai…

“Đây là thách thức lớn, cần tập trung hỗ trợ, tháo gỡ để củng cố, thúc đẩy các xu hướng chuyển biến tích cực của nền kinh tế, tạo điều kiện phấn đấu thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển năm 2023”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô