Vương miện, quyền trượng và thị phi

Chủ nhật, 22/11/2020 07:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vinh quang trên đài nhan sắc đánh cắp đi sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Ít nhất, trong hai năm nhiệm kỳ, hoa hậu phải sống... cuộc đời khác, theo những lập trình định sẵn, nói cười theo khuôn mẫu, đi đứng theo... đường ray.

Vương miện, quyền trượng luôn đi liền với điều tiếng, thị phi

Vương miện, quyền trượng luôn đi liền với điều tiếng, thị phi

Khi những hạt ngọc trai đính trên vương miện của tân Hoa hậu Đỗ Thị Hà vẫn còn đang lấp lánh hương sắc thì trang facebook cá nhân của cô bị cộng đồng mạng xới tung tìm góc khuất tỳ vết.

Theo đó, tân hoa hậu được cho là phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí từng nói tục trên mạng xã hội bằng thứ từ lóng của tuổi Teen. Cho dù trong cuộc họp báo sáng 21/11, Đỗ Thị Hà giải thích rằng: “Trước đây, tôi là cô gái khá vô tư nên đôi khi có những hình ảnh và những câu nói vui đùa, có thể mọi người sẽ nghĩ tôi là một cô gái không phải gu của nhiều người. Nhưng từ khi được trao vương miện, là tân Hoa hậu, tôi sẽ cố gắng nỗ lực hàng ngày và thay đổi để trở thành Hoa hậu của tất cả mọi người” thì dư luận vẫn chưa chịu buông tha.

Người ta bắt đầu chuyển sang tranh cãi gay gắt về hình thể, nhan sắc của hoa hậu. Nào là chân quá dài, nào là mặt quá thuần Việt. Chọn hoa hậu như thế rất khó để sánh bước trên vũ đài nhan sắc quốc tế. Dù là một sinh viên có thành tích học tập khá tốt tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhưng tân hoa hậu vẫn bị đem ra so sánh thành tích học tập kém xa so với Á hậu 1…

Chứng kiến câu chuyện của tân hoa hậu Đỗ Thị Hà, một nhà báo chia sẻ trên trang cá nhân đại ý, đó là một câu chuyện… muôn năm cũ. Rằng mỗi khi có một cô hoa hậu mới đều như thế cả.

Quả thật, chuyện hoa hậu sau khi đăng quang vướng thị phi dường như đã là một “kịch bản mẫu” được soạn sẵn. Vương miện, quyền trượng luôn song hành với điều tiếng, thị phi.

Không phải chờ đến trường hợp của Đỗ Thị Hà, trước cô, hàng chục hoa hậu, á hậu đều rơi vào tình cảnh tương tự. Người ta thậm chí đã đến trường cấp 3 của Hoa hậu 2018 Trần Tiểu Vy để xới tung lý lịch học tập, lôi bằng được những con điểm kém tung lên mạng như là cách để bõ cơn “hờn ghen” với nhan sắc của cô vậy. 

Chân lý không thuộc về số đông nhưng tất cả mọi việc đều có nguồn cơn của nó. Hơn 1 thập niên trở lại đây, tình trạng “lạm phát” các cuộc thi hoa hậu ở nước ta là có thật. Bản thân các từ “hoa hậu”, “vương miện”, “quyền trượng” không còn là những thứ độc tôn. Thi người đẹp phổ biến như thi… học kỳ. Có lúc, có nơi, nhan sắc trở thành những cuộc so kè theo guồng quay công nghiệp, thương mại. Không ít hoa hậu, á hậu, người đẹp từ những cuộc thi trên sa ngã mà nguyên nhân ít nhiều bắt nguồn từ những thứ hào quang ảo ấy.

Guồng quay của các cuộc thi nhan sắc khiến cho người đăng quang sẽ phải sống một

Guồng quay của các cuộc thi nhan sắc khiến cho người đăng quang sẽ phải sống một "cuộc đời khác"?

Hoa hậu Việt Nam (trước đây là cuộc thi Hoa hậu Báo Tiền phong) được xem là cuộc thi hoa hậu chính thức của quốc gia. Và, cũng bởi là cuộc thi chính thống nên kỳ vọng về hoa hậu của công chúng là rất lớn. Hoa hậu Việt Nam phải là một cô gái đẹp không tỳ vết, thậm chí phải như cô Tiên trong chuyện cổ tích. Nhân vô thập toàn nhưng đã là hoa hậu Việt Nam thì phải vừa có vẻ đẹp truyền thống vừa sở hữu nhan sắc hiện đại. Vừa dịu dàng, đoan trang thục nữ lại vừa năng động, cá tính. Làm sao để khi đại diện cho Việt Nam trên trường nhan sắc quốc tế, hoa hậu phải vừa đại diện cho bản sắc dân tộc nhưng phải biết… hội nhập với bốn biển năm châu.

Đòi hỏi có phần quá khắt khe của công chúng là một trong những căn nguyên sâu xa dẫn đến việc hoa hậu Việt Nam luôn bị soi mói quá mức, chịu áp lực nặng nề sau khi đăng quang.

Tất nhiên, khi đã là người của công chúng thì phải chấp nhận mặt trái của chiếc vương miện. Nhưng rõ ràng, nếu các cuộc thi sắc đẹp ở nước ta thuần túy là một hoạt động văn hóa để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thì có lẽ, gánh nặng vương miện của hoa hậu đã không lớn đến như thế.

Khi đó, những nhà tổ chức tự khắc sẽ biết cách để bảo vệ hoa hậu. Bởi đó mới chính là cách để vẻ đẹp của phụ nữ Việt được trân trọng và truyền cảm hứng đến cộng đồng chứ không phải là những ràng buộc, hợp đồng nhuốm màu thương mại.

Hoa hậu sau khi đội vương miện đã phải sống và làm việc như một cái máy có nút bấm điều khiển từ xa. Vinh quang trên đài nhan sắc đánh cắp đi sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Ít nhất, trong hai năm nhiệm kỳ, hoa hậu phải sống... cuộc đời khác, theo những lập trình định sẵn, nói cười theo khuôn mẫu, đi đứng theo... đường ray.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn