Vượt Nga trên thị trường Trung Quốc, Iran buộc phải bán dầu với giá rẻ hơn trước

Thứ ba, 05/07/2022 05:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Nga càng bán được nhiều dầu vào thị trường trọng điểm Trung Quốc, Iran bị buộc phải giảm giá xăng dầu vốn đã rẻ nay lại càng rẻ hơn nữa.

Được biết, do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc đã trở thành điểm đến chính cho dầu của Nga. Do đó, Iran đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở một trong số ít thị trường tiềm năng nhập khẩu dầu của họ, vốn đã bị hạn chế nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

vuot nga tren thi truong trung quoc iran buoc phai ban dau voi gia re hon truoc hinh 1

Các cơ sở chế biến được đặt tại cơ sở Giai đoạn 3 mới tại nhà máy lọc khí ngưng tụ của Công ty TNHH Ngôi sao Vịnh Ba Tư ở Bandar Abbas, Iran. Ảnh: Bloomberg.

Cạnh tranh sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc

Trong tháng 5, hoạt động xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục, cộng với việc nhà sản xuất OPEC+ vượt qua đồng minh là Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Mặc dù Iran đã giảm giá dầu để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, nhưng nước này vẫn duy trì được dòng chảy ổn định, điều này có thể một phần là do nhu cầu phục hồi sản xuất, sinh hoạt tăng lên khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt về giãn cách xã hội đã làm giảm lượng tiêu thụ.

Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights tại Singapore, cho rằng: “Sự cạnh tranh duy nhất giữa dầu của Iran và Nga có thể diễn ra ở Trung Quốc, điều này sẽ chỉ hoàn toàn có lợi cho Bắc Kinh”. “Hơn thế, các nhà sản xuất năng lượng tại vùng Vịnh sẽ “đứng ngồi không yên” khi khi chứng kiến các thị trường được đánh giá tiềm năng của mình bị thu hút liên tục bởi các thùng dầu thô giảm giá mạnh”.

Trong khi đó, dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy, trong 3 tháng nước này chỉ nhập khẩu dầu của Iran kể từ cuối năm 2020, bao gồm cả tháng 1 và tháng 5 năm nay, trong khi dữ liệu của bên thứ ba cho thấy lượng xăng dầu của nước này vẫn liên tục được nhập.

Theo Kpler, sau khi giảm nhẹ vào tháng 4, nhập khẩu của nước này đã tăng lên hơn 700.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, theo nhà tư vấn ngành FGE, các tàu tải dầu thô Ural của Nga đã thay thế gần như hoàn toàn các tàu tải dầu của Iran.

Theo các đại lý, dầu Iran đã được định giá thấp hơn giá dầu Brent giao sau khoảng 10 USD/thùng, đưa giá dầu này ngang bằng với giá mặt hàng Urals (Nga) dự kiến sẽ đến Trung Quốc vào tháng 8. Điều này hoàn toàn trái ngược với mức chiết khấu từ 4 USD – 5 USD trước cuộc xung đột. Bên cạnh đó, một số mặt hàng dầu hiện có của Iran có chất lượng gần tương đồng với Ural (Nga).

Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc là những khách hàng lớn của Nga và Iran, thế nên nguồn cung cấp giá rẻ rất quan trọng vì họ bị ràng buộc bởi các quy tắc xung quanh việc xuất khẩu nhiên liệu, không giống như các nhà chế biến do nhà nước điều hành.

Những nhà máy lọc dầu độc lập này thường được ví là “ấm trà” vì họ không được cấp hạn ngạch để vận chuyển xăng dầu ra thị trường nước ngoài - nơi giá thành tăng do thiếu hụt nguồn cung – thu lợi nhuận “khủng” hơn. Thay vào đó, họ phải cung cấp cho thị trường nội địa và đã bị thiệt hại đáng kể trong những tháng gần đây do đại dịch covid-19 bùng phát khiến chính phủ chỉ đạo sự giãn cách xã hội gấp.

Xuất khẩu dầu của châu Phi rơi vào thế khó

Trong tháng vừa qua, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 8,42 triệu tấn dầu từ Nga, tăng mạnh so với 5,44 triệu tấn nhập cùng kỳ năm ngoái và cao hơn cả lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Saudi Arabia.

Theo các đại lý, dầu thô ESPO (từ cảng Kozmino phía đông Nga) có ít lưu huỳnh hơn và có chất lượng cao, thường đắt hơn dầu Iran nhưng vẫn rẻ hơn so với các thùng tương đương nhập từ Trung Đông. Việc Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận dầu giá rẻ, bất kể xuất xứ, đang kiềm chế lượng dầu xuất khẩu của nhiều nhà cung cấp khác.

Jane Xie, một nhà phân tích dầu cao cấp tại Kpler, Tây Phi là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc cạnh tranh xuất khẩu dầu Iran-Nga, đặc biệt là các nguồn cung từ Angola, Gabon và Cộng hòa Dân chủ Congo – hiện muốn xâm nhập vào thị trường năng lượng Trung Quốc là rất khó cạnh tranh.

Tháng trước, dòng chảy của Tây Phi vào Trung Quốc đạt trung bình 642.000 thùng/ngày, đây là mức nhập thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2013. Sự phá vỡ trong cơ chế định giá chính cũng góp phần làm tăng chi phí nhập khẩu dầu thô châu Phi, vốn phải được vận chuyển trên một quãng đường xa hơn, trắc trở hơn nhiều để đến được Trung Quốc.

Michal Meidan, Giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết: “Chi phí là một vấn đề lớn, đặc biệt là đối với “ấm trà” – các khu lọc dầu độc lập. "Trở ngại này dự kiến sẽ tiếp diễn cho đến khi nền kinh tế nước này được cải thiện và hoạt động bình thường trở lại, lúc đó nhu cầu đối với tất cả các loại dầu thô từ nhiều nơi ắt sẽ tăng lên."

Lê Na (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp