Vượt qua nghịch cảnh, cô gái khuyết tật thổi hồn vào tranh truyền thần

Thứ năm, 22/09/2022 12:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trở thành người khuyết tật sau trận ốm “thập tử nhất sinh”, đã có thời gian dài chị Hiền chỉ biết “ngồi nhìn ra ngõ”. Nhưng rồi, bằng sự khổ luyện, đôi tay tài hoa, chị đã vẽ những bức tranh thể hiện được khát vọng sống cháy bỏng và niềm đam mê nghệ thuật vô tận làm lay động lòng người…

Khát vọng sống sau trận ốm “thập tử nhất sinh”

Trong căn nhà cũ của vợ chồng bà Chu Thị Cúc, trú xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), một góc nhà được làm “phòng tranh” độc đáo. Chủ nhân của những bức tranh đó là một nhân vật đặc biệt khi chị bị khuyết tật, chân tay co quắp. Dù vậy, suốt nhiều năm qua, người phụ nữ Trần Thị Hiền (sinh năm 1982) luôn nỗ lực để theo đuổi đam mê vẽ tranh của mình.

vuot qua nghich canh co gai khuyet tat thoi hon vao tranh truyen than hinh 1

Dù khiếm khuyết nhưng Trần Thị Hiền vẫn miệt mài vẽ tranh.

Là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, từ nhỏ, Hiền đã thích vẽ, bao nhiêu vở cũ, báo cũ đều được cô gái đưa ra vẽ tranh và dán khắp nhà. Ước mơ của cô gái trẻ là sau này lớn lên sẽ làm công việc liên quan đến hội họa. Thế nhưng, mong ước của Hiền đã bị gián đoạn bởi trận ốm “thập tử nhất sinh”.

Năm 1996, khi vừa học hết lớp 7, sau trận cảm hàn nặng, Hiền bị biến chứng sang viêm đa khớp, chân tay co quắp. Thương con, gia đình đã cố gắng đưa đến nhiều bệnh viện nhưng không có kết quả. Thậm chí có ý kiến còn nói với gia đình chuẩn bị lo hậu sự.

Nhưng không đành lòng nhìn đứa con thơ đau đớn, vợ chồng bà Cúc đã bán đi con bò - tài sản lớn nhất của gia đình lúc bấy giờ để lấy tiền chữa bệnh cho con. Nhưng rồi, mọi nỗ lực của đôi vợ chồng nông dân nghèo dường như đổ xuống sông biển. Đường cùng, họ đành chấp nhận đưa con về nhà…

Và một phép màu đã đến với cô gái trẻ. Sau thời gian “chỉ biết nằm ngửa”, chị đã thoát khỏi cửa tử và dần có dấu hiệu tốt hơn. Dù vậy, Hiền không đi lại được, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người thân, việc học hành cũng phải gác lại.

Cho đến khi uống thuốc của một vị lương y ngoài miền Bắc, sức khỏe chị bỗng tốt hơn. Cùng với khát vọng sống, sự cố gắng tập luyện của bản thân, chị đã di chuyển được bằng nạng gỗ. Tuy còn yếu và khó khăn, nhưng đó là niềm vui mừng khôn xiết đối với chị và gia đình.

Ước mơ giản dị

Vốn đam mê vẽ từ nhỏ nhưng do bệnh tật nên người phụ nữ này không có điều kiện học hành. Do đó, cứ rảnh rỗi, Hiền lại lôi tờ lịch ra vẽ rồi dán khắp nhà. Những tưởng, đam mê cháy bỏng của người phụ nữ khuyết tật sẽ mãi mãi nằm trong bóng tối thì cơ duyên đã đến với chị.

vuot qua nghich canh co gai khuyet tat thoi hon vao tranh truyen than hinh 2

Từ chiếc điện thoại cũ được em trai gom góp mua tặng, chị lướt mạng và tình cờ thấy lớp học vẽ online. “Vì quá thích nên tôi mạnh dạn vào nhắn tin xin học…nợ. Lúc đầu thầy giáo bất ngờ vì lần đầu tiên có một học viên xin học nợ. Nhưng sau khi nghe tôi trình bày hoàn cảnh, thầy đã tặng cho tôi khóa học vẽ online 6 tháng”, chị Hiền chia sẻ.

Học vẽ trực tiếp đối với người bình thường vốn đã khó, nay đối với người khuyết tật, lại học gián tiếp càng khó hơn. Do đó, chị Hiền phải nỗ lực hơn rất nhiều lần. Không ít lần chị chán nản, muốn bỏ cuộc, nhưng sự động viên của thầy, hỗ trợ giấy bút từ bạn bè trong lớp đã giúp chị có thêm động lực.

Say mê học vẽ, nhưng khi chụp hình bức tranh đầu tiên đăng vào nhóm lớp, chị đã nhận về nhiều lời góp ý bởi nét vẽ còn quá non nớt. Không nản chí, chị tiếp tục học thêm và nhận được những lời khen ngợi của thầy giáo.

“Dù được thầy khen, nhưng tôi vẫn chưa tự tin về nét vẽ của mình. Cho đến khi tôi vẽ bức tranh về Bác Hồ, rồi tặng cho UBND xã và nhận được nhiều người khen ngợi thì tôi mới tự tin”, chị chia sẻ.

vuot qua nghich canh co gai khuyet tat thoi hon vao tranh truyen than hinh 3

Những bức tranh truyền thần của người phụ nữ khuyết tật.

Sau bức tranh đầu tay đó, chị đã mạnh dạn nhận vẽ tranh của khách. Những vị khách đầu tiên của chị là người thân, bạn bè ủng hộ. “Tiếng lành đồn xa”, khi những bức tranh mẫu được đăng lên mạng, nhiều người thích thú đã đặt chị vẽ. Mỗi bức tranh, chị Hiền chỉ lấy một khoản chi phí nhỏ để trang trải tiền giấy bút và thỏa mãn ước mơ được vẽ của mình.

Nhưng cũng có những bức tranh chị miệt mài vẽ gần cả tuần lễ mới hoàn thành nhưng lại bị khách “bom”. Dù rất buồn nhưng chị vẫn cố vượt qua để theo đuổi đam mê. Với chị, những lời khen “tranh đẹp, có hồn” của khách là động lực để chị gắn bó với nghề hơn.

Theo chị, tranh chân dung truyền thần ngoài yêu cầu phải vẽ chuẩn các đường nét trên khuôn mặt, người vẽ cũng cần khắc họa được “thần thái”, cảm xúc của người trong tranh. Càng vẽ, chị Hiền càng say sưa và thêm yêu công việc này của mình. Từ nhiều năm nay, bố mẹ, anh chị em đã quen với hình ảnh chị Hiền ngồi say sưa từ sáng đến tối bên chiếc bàn nhỏ với mấy cây bút chì, mẩu than, những tập giấy và chiếc điện thoại cũ.

Đến nay, sau 3 năm miệt mài ngồi vẽ, chị đã có trong tay hàng trăm tác phẩm về các vị lãnh đạo của dân tộc và các ca sĩ, nghệ sỹ, người nổi tiếng... Mỗi tác phẩm là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, cùng nghị lực vượt lên bệnh tật.

Miệt mài làm việc, cô gái khuyết tật chỉ mong tự nuôi được bản thân, trang trải tiền thuốc men hàng tháng. Xa hơn, chị Hiền ước mơ mua được chiếc xe lăn điện để có thể tự di chuyển mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ.

Bài và ảnh: Thảo Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống