WB: Giảm thuế để kìm giá xăng không phải chính sách đúng đắn

Thứ bảy, 12/03/2022 10:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, việc giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Nhìn tổng thể, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, rủi ro tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam đã tăng cao do các ca nhiễm Omicron đang quét qua cả nước và xung đột Nga-Ukraine, làm gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát. Giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, WB nhìn nhận, mặc dù Chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước, thế nhưng việc giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

wb giam thue de kim gia xang khong phai chinh sach dung dan hinh 1

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, việc giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Ngoài ra, với việc tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc - những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng, WB cho rằng, nhà điều hành chính sách Việt Nam nên khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có để tăng cường khả năng chống chịu của xuất khẩu.

Theo WB, tác động của làn sóng lây nhiễm Covid-19 nhanh chóng đối với sản xuất có thể chưa được phản ánh đầy đủ trong dữ liệu hiện có vì cả chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng và chỉ số PMI đều dựa trên dữ liệu được thu thập đến giữa tháng 2.

Ngoài những yếu tố trên, còn lại dữ liệu của WB cho thấy, các hoạt động kinh tế trong nước đang tiếp tục phục hồi với hàng loạt những điểm sáng.

Thứ nhất, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% (so với cùng kỳ năm trước), lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2021, nhờ doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh (12,6% so với cùng kỳ năm trước).

Thứ hai, mặc dù giá năng lượng tăng nhưng lạm phát tiếp tục được kiềm chế nhờ giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và nhu cầu trong nước còn yếu.

Thứ ba, cân đối ngân sách thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 do kết quả thu ngân sách tốt. Chi ngân sách tăng nhờ cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ tư, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1/2022. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi, tăng 19,5% (so với cùng kỳ năm trước) sau khi giảm 15,2% trong tháng 1.

Thứ năm, vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Thứ sáu, tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước) từ 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1, cho thấy sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, sau khi giảm vào tháng 1, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với cùng kỳ năm trước).

Sản xuất trang phục duy trì kết quả tốt với mức tăng trưởng 24,7% (so với cùng kỳ năm trước). Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bật tăng từ 53,7 trong tháng 1 lên 54,3 vào tháng 2, mức cao nhất trong 10 tháng gần đây, cho thấy điều kiện kinh doanh trong nước tiếp tục được cải thiện.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô