WHO: Khủng hoảng COVID-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022

Chủ nhật, 19/09/2021 06:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dự báo của một quan chức cấp cao WHO, khủng hoảng COVID-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022, với điều kiện các nước đạt mục tiêu trong chương trình tiêm phòng.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 19/9 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 228.744.404 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.697.787 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 361.591 và 5.413 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 205.362.408 người, 18.684.209 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 100.133 ca nguy kịch.

who khung hoang covid 19 co the duoc kiem soat vao thang 3 2022 hinh 1

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Seriate, Bergamo, Italy. Ảnh: AFP

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 41.156 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ với 31.121 ca và Anh 30.144 ca. Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 799 người chết; tiếp theo là Mỹ với 578 ca và Iran 355 ca.

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Mỹ  đến nay là 42.841.063 người, trong đó có 691.291 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.447.010 ca nhiễm, bao gồm 444.869 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.102.536 ca bệnh và 589.744 ca tử vong.  

Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 nhất, hiện đã lên tới 73.849.487 ca. Châu Âu đứng thứ hai với 57.473.575 ca nhiễm. Con số này ở khu vực Bắc Mỹ là hơn 51 triệu ca trong khi ở Nam Mỹ là hơn 37 triệu ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn nhưng số ca nhiễm cũng đã lên tới hơn 8,2 triệu ca và châu Đại Dương có hơn 200.000 ca nhiễm.

Về số ca tử vong, châu Âu đứng đầu với 1.201.834 ca, tiếp đến là Nam Mỹ với 1.145.510 ca. Con số này ở châu Á và Bắc Mỹ là trên 1 triệu ca. Tại châu Âu, các nước Nga, Anh, Italy và Pháp đều đã ghi nhận trên 110.000 ca tử vong do dịch COVID-19. Những nước ghi nhận trên 110.000 ca tử vong ở châu Mỹ gồm Mexico, Peru, Colombia và Argentina. Số liệu tương tự được ghi nhận ở 2 nước châu Á là Iran và Indonesia.

Theo dự báo của một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khủng hoảng COVID-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022, với điều kiện các nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp hiện nay đạt mục tiêu trong chương trình tiêm phòng.

Đây là đánh giá của Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Văn phòng Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe của WHO trong bài trả lời phỏng vấn trên đài truyền thanh RAC1 của Tây Ban Nha.

Theo bà Maria Neira, 2 năm là khoảng thời gian mà thế giới cần để kiểm soát dịch bệnh. Nếu tốc độ tiêm chủng duy trì ở mức độ như đã làm được cho đến nay, thế giới sẽ tìm ra được con được thoát khỏi tình cảnh khó khăn này, thậm chí có thể sớm hơn.

Tuy nhiên, bà Maria Neira cũng cho rằng việc thiếu hụt vaccine và sinh phẩm ở nhiều nước là điều đáng lo ngại, từ đó nhấn mạnh yêu cầu thế giới cần phải hành động cùng nhau để ra khỏi đại dịch.

Lời kêu gọi của bà Neira cũng phù hợp với tuyên bố trước đó của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh bất bình đẳng về phân phối vaccine toàn cầu là nỗi đau đối với “lương tâm tập thể”. Ông cho rằng vấn đề hiện tại không phải là tìm đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường, mà còn là đúc rút ra những bài học từ khủng hoảng COVID-19 để có sự chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe