Xã hội hóa giáo dục: Đừng đẩy gánh nặng chi phí giáo dục lên vai phụ huynh

Thứ năm, 10/10/2024 09:17 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay việc xã hội hóa giáo dục đang trong tình trạng trăm hoa đua nở, thậm chí nhiều nơi lạm dụng để lạm thu phụ huynh học sinh. Nhưng xã hội hóa trong giáo dục không có nghĩa là chuyển hết trách nhiệm tài chính lên phụ huynh, mà là tìm kiếm sự phối hợp hợp lý giữa các bên liên quan để cải thiện điều kiện học tập và dạy học.

Sự kiện: Giáo dục

Trăm hoa đua nở

Hiện nay, xã hội hóa giáo dục đang được thực hiện một cách sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục. Mô hình giáo dục có thu phí đang được mở rộng ở tất cả các cấp học, bên cạnh đó những trường công bên ngoài thì miễn phí nhưng bên trong lại đầy rẫy những khoản thu tiền từ phụ huynh học sinh. Bàn về xã hội hóa, cần phải kể đến các khoản thu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, dạy thêm, học thêm, tiền bảo vệ, tiền vệ sinh, tiền học tăng cường, học liên kết, học trải nghiệm, sổ liên lạc điện tử… tiền mua laptop cho cô, tiền vận chuyển điều hòa… ở bậc phổ thông. Còn đại học, thì việc tăng học phí, học phí chất lượng cao được mở ra nhan nhản trong trường công.

Anh Nguyễn Tuấn Anh ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, nếu nghĩ trường công đều miễn phí thì chỉ có những ai không có con em đi học. Thực chất, giờ xã hội hóa toàn diện các hoạt động trong trường công. “Mỗi năm, tiền Nhà nước đầu tư cho giáo dục rất nhiều nhưng phụ huynh đóng góp phục vụ cho việc học tập của con em cũng rất lớn. Không hiểu sao, càng ngày việc đóng góp càng lớn, càng đắt đỏ. Ngoài các tiền đóng góp để mua sắm trang thiết bị thì những khoản tiền chi cho các khóa học ngoài chương trình cũng tiêu tốn nhiều triệu đồng. Việc nhà trường chủ trương đưa các khóa học ngoài chương trình vào thời khóa biểu chính khóa nên học phụ đã trở thành học chính. Do đó, xã hội hóa càng mở rộng và mức chi tiêu cho con em càng lúc càng nhiều” – anh Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.

xa hoi hoa giao duc dung day ganh nang chi phi giao duc len vai phu huynh hinh 1

Gánh nặng lo cho con em ăn học của phụ huynh học sinh là điều dễ dàng nhận thấy, nếu như những tiết học ở trường công có giá bằng học phí một tháng của Nhà nước ngày càng trở nên phổ biến trong các thời khóa biểu thì ở bậc đại học là những chương trình chất lượng cao, những môn học với học phí đắt đỏ cũng mọc lên như nấm sau mưa.

Mặt tích cực của xã hội hóa giáo dục chính là chất lượng được nâng cao, nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho đại đa số học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là tạo nên áp lực lớn lên phụ huynh học sinh khiến việc học trở nên tốn kém. Anh Hoàng Quốc Tuấn ở quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Học phí trường công chất lượng cao cao nhất hơn 6 triệu/năm học. Cái lợi của xã hội hóa giáo dục là tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận giáo dục một cách chuẩn mực. Như lớp học tiểu học không quá 35 học sinh/lớp trái ngược với lớp bình thường 50 học sinh/lớp. Mức chi tiêu đó chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện, còn về cơ bản đại đa số không có tiền để theo học”.

Việc xã hội hóa tăng cơ hội lựa chọn cho những gia đình khá giả trong tiếp cận giáo dục là điều cần khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh xã hội hóa như vậy cũng cần thiết tính tới bài toán khoan thư sức dân. Bởi, các khoản chi cho giáo dục hiện nay quá nhiều. “Đại học Bách khoa trong một năm doanh thu từ học phí tăng hơn 500 tỷ đồng cho thấy quy mô của xã hội hóa giáo dục ở bậc đại học rất lớn. Ở bậc phổ thông trường công thu học phí cao, bên cạnh học phí còn đủ các khoản thu học thêm, dạy thêm, tiền học liên kết tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cũng tiêu tốn của phụ huynh một năm vài chục triệu đồng” – anh Hoàng Quốc Tuấn chia sẻ.

Đâu là giới hạn?

Có thể thấy, nếu như trước đây đồng lương của giáo viên thấp, tiền chi cho nhà trường thấp nên việc xã hội hóa giáo dục như là một cách để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường và giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay xét về mặt bằng thu nhập, đời sống giáo viên đã được nâng lên thì việc lạm dụng xã hội hóa nhiều mặt, nhiều khâu đang tạo nên mặt trái, làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên.

Câu chuyện cô giáo ở một trường tiểu học của TP. Hồ Chí Minh xin phụ huynh tiền mua máy tính xách tay để dạy học là điển hình cho tư duy không có tiền thì huy động phụ huynh hiện nay. Cụ thể, cô H. kể cô bị mất laptop. Do năm nay lớp có tivi, cần phải có laptop mới kết nối, soạn bài, lên bài giảng được nên cô đề xuất mua máy tính với số tiền là 11 triệu, cô bỏ 5 triệu, phụ huynh góp 6 triệu và “laptop này là của cô”. Cô H. cho rằng: “Đó là xã hội hóa giáo dục, Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Việc cô H. đòi phụ huynh mua laptop đã trở thành một câu chuyện trào phúng nhưng điển hình cho việc lạm thu trong trường học hiện nay. Hễ thu được là thu và liên tục vẽ ra nhiều khoản để “tận thu” của phụ huynh.

Thực trạng tăng thu, tăng chi trong giáo dục đang ám ảnh phụ huynh và làm rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh và nhà trường. Bàn về xã hội hóa hiện nay, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, xã hội hóa giáo dục có mặt tích cực là nhằm giúp tăng thêm nguồn lực xã hội cho hệ thống giáo dục để tập trung giải quyết những khó khăn mà Nhà nước chưa đủ điều kiện đáp ứng. Nhưng xã hội hóa trong giáo dục không có nghĩa là chuyển hết trách nhiệm tài chính lên phụ huynh, mà là tìm kiếm sự phối hợp hợp lý giữa các bên liên quan để cải thiện điều kiện học tập và dạy học.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiện các văn bản quy định liên quan đến xã hội hóa cũng đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng đúng với thực tiễn của giáo dục, vì thế cần thiết phải sửa đổi để giúp phụ huynh hiểu hơn về vai trò của xã hội hóa giáo dục nhưng cũng phải hạn chế được việc lợi dụng xã hội hóa giáo dục để tận thu.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn tỉnh Hải Dương) phân tích, với các cơ sở giáo dục công lập, Nhà nước phân bổ kinh phí theo quy định nhưng mức đầu tư còn thấp, nên phải xã hội hóa một số khoản. Một mặt xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, mặt khác từ nhu cầu của chính phụ huynh học sinh. Ví dụ, lớp học chỉ có quạt điện, ngân sách không chi trả lắp điều hòa, muốn có, phụ huynh phải trang bị. Hay hệ thống âm thanh, muốn hiện đại, tốt hơn thì có thể xã hội hóa, rồi nước uống và nhiều thứ khác.

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, về thể chế, cơ quan quản lý Nhà nước phải rà soát lại việc giao kinh phí cho các trường, nếu được thì nên cải thiện. “Đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri ý kiến rất nhiều vì định mức giao cho các trường rất thấp, vô cùng loay hoay, rất khó khăn. Do vậy, buộc phải xã hội hóa và như thế, ranh giới giữa xã hội hoá và lạm thu là rất mong manh” – Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ.

Có thể thấy, nhu cầu của học sinh ngày càng cao, các em cần được quyền học tập trong những ngôi trường khang trang, hiện đại nhưng mức đầu tư của Nhà nước lại không đáp ứng được. Vì thế gánh nặng đổ lên vai phụ huynh học sinh sẽ nhiều hơn, tình trạng xã hội hóa giáo dục sẽ ngày càng trở nên cực đoan. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, một quốc gia nghèo nàn đến mấy cũng phải đảm bảo được kinh phí cho giáo dục bắt buộc. Nhà nước không thể chuyển gánh nặng tài chính giáo dục phổ thông cho người học dù dưới bất kỳ danh nghĩa tự chủ hay xã hội hóa giáo dục.

 Trinh Phúc

Tin mới

Phá đường dây mua, bán người đưa sang Lào bóc lột tình dục

Phá đường dây mua, bán người đưa sang Lào bóc lột tình dục

(CLO) Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên và Cảnh sát Lào triển khai phá án, giải cứu thành công nhiều nạn nhân là nữ đang bị các đối tượng khai thác, bóc lột. Đồng thời khởi tố, tạm giam 2 đối tượng về tội Mua bán người dưới 16 tuổi.

Vụ án
Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum phô diễn kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum phô diễn kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng

(CLO) Bằng sự hiểu biết về thang âm truyền thống của dân tộc, các nghệ nhân trình diễn các kỹ thuật để chỉnh thành công âm thanh một bộ chiêng truyền thống.

Đời sống văn hóa
Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giảm 22 đầu mối

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giảm 22 đầu mối

Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%).

Tin tức
Hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ

Hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ

Hai Bộ thống nhất hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để cộng hưởng, tối ưu hóa thế mạnh.

Tin tức
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Đền Thánh Nguyễn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo cơ hội phát triển hoạt động du lịch cho người dân trong vùng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam là di sản quốc gia

Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam là di sản quốc gia

(CLO) Lễ hội Điện Huệ Nam - một trong những lễ hội đặc sắc, đậm chất Huế diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm.

Đời sống văn hóa
CEO Nvidia Jensen Huang bị cho là 'né thuế' 8 tỷ USD

CEO Nvidia Jensen Huang bị cho là 'né thuế' 8 tỷ USD

(CLO) Theo một bài báo được đăng tải trên The New York Times, ông Jensen Huang, Giám đốc điều hành Nvidia, và vợ là bà Lori Huang được cho là nằm trong số những người né thuế lớn nhất tại Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà đầu tư cần phải để mắt đến Ukraine

Các nhà đầu tư cần phải để mắt đến Ukraine

(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Thuê xe có bao gồm bảo hiểm không?

Thuê xe có bao gồm bảo hiểm không?

(CLO) Thuê xe dài hạn thường không kèm bảo hiểm, khiến người thuê phải tự sắp xếp bảo hiểm toàn diện, tăng thêm chi phí, với 90% hợp đồng yêu cầu điều này.

Xe
Đăng ký xe toàn trình đối với xe nhập khẩu từ 1/1/2025

Đăng ký xe toàn trình đối với xe nhập khẩu từ 1/1/2025

(CLO) Kể từ 1/1/2025 chủ xe là công dân Việt Nam có tài khoản VNeID mức 2 sẽ thực hiện đăng ký xe toàn trình đối với xe nhập khẩu.

Đời sống
100% sinh viên Việt Nam học tại Đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng

100% sinh viên Việt Nam học tại Đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng

(CLO) Ông Khưu Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thanh Hoa cho biết, Trường đại học Thanh Hoa đã có mối quan hệ hợp tác tốt với các đại học hàng đầu ở Việt Nam và mối quan hệ hợp tác này cần được duy trì, phát triển.

Giáo dục
Hà Nội tăng tiền thưởng gấp 15 lần cho học sinh đạt giải quốc tế

Hà Nội tăng tiền thưởng gấp 15 lần cho học sinh đạt giải quốc tế

(CLO) Hà Nội thưởng 50-300 triệu đồng cho học sinh giành huy chương khu vực và quốc tế, tăng tới 15 lần so với mức 20 triệu nhiều năm nay và thuộc top 5 cả nước.

Giáo dục
Dự báo thời tiết ngày 12/12: Hà Nội mưa nhỏ rải rác, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 12/12: Hà Nội mưa nhỏ rải rác, trời rét

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 12/12, Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm. Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, đêm và sáng trời rét. Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Nam Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Tin tức
Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Minh

Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Minh

(CLO) Chiều 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì buổi lễ trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tin tức
12 thanh niên Nghệ An gây náo loạn trên đường khi vào Hà Tĩnh đón bạn tù

12 thanh niên Nghệ An gây náo loạn trên đường khi vào Hà Tĩnh đón bạn tù

(CLO) Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Công an huyện Thạch Hà bắt giữ, xử lý 12 thanh niên người Nghệ An (tổ chức đi đón bạn ra tù ở Trại giam Xuân Hà) đi trên 6 xe mô tô dọc tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 1B có hành vi vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm, di chuyển với tốc độ cao, dàn hàng hai hàng ba, lạng lách đánh võng...

Giao thông
Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo góp vốn mua, đổi vé số, chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng

Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo góp vốn mua, đổi vé số, chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng

(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt tạm giam Trần Ngọc Hạ Quỳnh (sinh năm 1987, trú tại thị xã Sông Cầu, Phú Yên) đề điều tra về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

100% sinh viên Việt Nam học tại Đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng

100% sinh viên Việt Nam học tại Đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng

(CLO) Ông Khưu Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thanh Hoa cho biết, Trường đại học Thanh Hoa đã có mối quan hệ hợp tác tốt với các đại học hàng đầu ở Việt Nam và mối quan hệ hợp tác này cần được duy trì, phát triển.

Giáo dục
Hà Nội tăng tiền thưởng gấp 15 lần cho học sinh đạt giải quốc tế

Hà Nội tăng tiền thưởng gấp 15 lần cho học sinh đạt giải quốc tế

(CLO) Hà Nội thưởng 50-300 triệu đồng cho học sinh giành huy chương khu vực và quốc tế, tăng tới 15 lần so với mức 20 triệu nhiều năm nay và thuộc top 5 cả nước.

Giáo dục
Nâng cao hiểu biết tài chính cho học sinh phổ thông

Nâng cao hiểu biết tài chính cho học sinh phổ thông

(CLO) Sáng 10/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo "Định hướng giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông Việt Nam".

Giáo dục
Tăng cường hợp tác đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường hợp tác đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc

(CLO) Tiếp tục các hoạt động tại Trung Quốc của đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), chiều qua (9/12) đã diễn ra Tọa đàm Việt Nam - Trung Quốc về hợp tác giáo dục đại học.

Giáo dục
Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thay đổi cấu trúc

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thay đổi cấu trúc

(CLO) Từ năm 2025, đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học chỉ còn 40 câu, chia thành 3 phần thay vì 50 câu, chia thành 2 phần như trước. Thời gian làm bài là 90 phút.

Giáo dục
Nam Định lên kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nam Định lên kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan; xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia Kỳ thi.

Giáo dục
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: “Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đổi mới tư duy”

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: “Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đổi mới tư duy”

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: “Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, cách thức quản lý, quản trị nhà trường, không đơn thuần là đưa bài giảng từ trực tiếp sang trực tuyến - đó mới chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số yêu cầu thay đổi sâu sắc, toàn diện, thay đổi hẳn cách làm”.

Giáo dục
Trường Đại học Đông Đô kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển

Trường Đại học Đông Đô kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển

Ngày 7/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Trường Đại học Đông Đô tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024).

Giáo dục
Gia Lai: Hiệu trưởng làm khống hồ sơ tăng giờ, tăng tiết, giáo viên thuê người dạy thay

Gia Lai: Hiệu trưởng làm khống hồ sơ tăng giờ, tăng tiết, giáo viên thuê người dạy thay

(CLO) Ông Trần Văn Tĩnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã tự lập hồ sơ tính tiền tăng giờ, tăng tiết cho 2 giáo viên; để giáo viên thuê người dạy thay.

Giáo dục
Hạn chế xét tuyển sớm để tránh xáo trộn việc dạy học ở phổ thông

Hạn chế xét tuyển sớm để tránh xáo trộn việc dạy học ở phổ thông

(CLO) Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Chúng ta cần xác định quan điểm là làm thế nào để công tác tuyển sinh đơn giản hóa, thuận lợi nhất cho các trường nhưng không được vi phạm những nguyên tắc chung của giáo dục, đó là công bằng, bình đẳng, chất lượng”.

Giáo dục