(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định những vấn đề ưu tiên giữa phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội trong giai đoạn sắp tới.
Sáng 13/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác nhóm 3 của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã có cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ LĐTB&XH.
Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, sau 40 năm đổi mới, các chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng, mức hỗ trợ và mở rộng diện bao phủ theo hướng công bằng, tiến bộ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, cơ bản bảo đảm an sinh của người dân theo quy định của Hiến pháp.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công. Thể chế thị trường lao động từng bước được hoàn thiện. Việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm. Hệ thống y tế, giáo dục, an sinh và trợ giúp xã hội tiếp tục được kiện toàn và mở rộng. Quy mô, năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được nâng lên. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội được Nhà nước ưu tiên đầu tư, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội...
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lời giải cho những thành tựu trong chính sách xã hội của Việt Nam thời gian qua. Vì vậy, kinh tế và chính sách xã hội cần bước cùng nhau. Kinh tế tăng trưởng có thêm nguồn lực cho chính sách xã hội, ngược lại, chính sách xã hội tốt sẽ góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian tới, các vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội là giữ vai trò chủ đạo của Nhà nước trong thực hiện chính sách an sinh, đồng thời đa dạng hoá sự tham gia của xã hội; xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, phổ cập và hiện đại; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững là nền tảng giải quyết các vấn đề xã hội và con người; phát triển dịch vụ xã hội…
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ LĐTB&XH tiếp tục phân tích thực tiễn, rút ra những vấn đề lý luận theo tư tưởng, quan điểm, mục tiêu của Đảng về mô hình phát triển, thể chế chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó xác định những vấn đề ưu tiên giữa phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội trong giai đoạn sắp tới.
Trong đó, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng là chính sách xã hội thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ, góp phần quan trọng trong bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
Nhấn mạnh yêu cầu không thể tách rời vấn đề xã hội và phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, rút ra bài học kinh nghiệm trong khắc phục, điều tiết mặt trái của kinh tế thị trường bằng các công cụ, chính sách xã hội rõ ràng, cụ thể.
Phó Thủ tướng đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ LĐTB&XH làm rõ hơn nội hàm khái niệm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tham khảo kinh nghiệm vận hành mô hình đang vận hành trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, sự tham gia của tư nhân.
"Vấn đề xã hội phải nằm trong tư duy phát triển, lựa chọn mô hình kinh tế. Các mục tiêu xã hội hiện nay chỉ đạt được khi chúng ta có mô hình kinh tế bền vững hơn như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tri thức,… thay thế mô hình phát triển dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên", Phó Thủ tướng trao đổi.
(CLO) Hiện nay, đê sông Nhuệ bị ngâm nước nhiều ngày đã xảy ra các sự cố tại địa bàn các quận, huyện. UBND TP Hà Nội yêu cầu nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên bờ kênh, trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ hoặc xử lý không nghiêm minh, chưa kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý.
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.