Xây dựng hồ sơ Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Chủ nhật, 17/05/2020 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO)Chúng tôi, những người công tác tại Bảo tàng Báo chí VN vinh dự được trực tiếp tiếp cận nhân chứng và lập hồ sơ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Từ khi lập hồ sơ khoanh vùng di tích đến khi khánh thành bia di tích là cả một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết.

Dưới đây là một số mẩu chuyện của hành trình ấy.

Từ ý tưởng của Nhà báo Phan Hữu Minh

Tôi được về công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam năm 2017. Tôi nhớ ngày đầu gặp Nhà báo Phan Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, anh vỗ vai tôi: “Vũ ạ, phải đặt được bia di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở Đại Từ, Thái Nguyên nữa thì mới yên tâm”. Sự yên tâm ở đây mà anh Minh nhắc đến, theo tôi nghĩ đó là sự yên tâm với lịch sử, với các vị tiền bối, với bề dày của việc đào tạo báo chí nước nhà, lớp học đầu tiên hơn 40 học viên ấy đã tỏa đi khắp các chiến trường, các nẻo đường đất nước đưa tin chiến sự, cổ vũ lòng dân đồng lòng đánh giặc xây dựng quê hương Việt Nam.

Chúng tôi bắt tay vào sưu tầm các hiện vật của các nhà báo đã từng là học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đi phỏng vấn từng nhân vật còn sống. Tôi còn nhớ, ngày 31 tháng 10 năm 2017, tôi và đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, cùng Nguyễn Văn Ba, Bảo tàng viên đến nhà cụ Trần Kiên, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân. Cuộc gặp tại đây có bà Phạm Thị Mai Cương, bà Lý Thị Trung và bà Dung vợ ông Trần Kiên.

Tại đây mọi người như trở về thời trai trẻ, từ những câu chuyện về học hành, sinh hoạt của trường dạy làm báo ở chiến khu ấy, những tình cảm lứa đôi, những câu chuyện vui từ những món ăn như cà bung, làm báo tường... như làm chúng tôi sống lại thời kỳ hào hùng ấy. Bà Mai Cương kể lại, mắt vẫn ánh lên hãnh diện: “Trong lớp học, ba chị em phụ nữ được ngồi bàn đầu các thầy giáo vào dạy hoặc các đồng chí lãnh đạo đến thăm lớp đều được bắt tay trước, hãnh diện lắm so với cánh đàn ông”.

Bà Lý Thị Trung tâm sự: “Hồi ấy, nhà bếp cho ăn mãi món cà, hết cà nấu canh đến cà bung mắm tôm, nướng hấp đủ các kiểu đến nỗi chán không muốn ăn”. Ông Kiên thì trầm tĩnh: “Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng ai cũng hăng hái muốn trang bị cho mình kiến thức làm báo để phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân nhân”.

Nhiều lần đến thăm Nhà báo Phạm Viết Thiệu, ông tâm sự rằng sau khi học xong, đi thực tập phỏng vấn đồng chí Võ Nguyên Giáp, ông mất bình tĩnh run đến mức quên hết câu hỏi, nhờ bác Giáp trấn tĩnh động viên rồi ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Ông kể khu tập thể của học viên nam riêng, nữ riêng, nhà lớp lá, bàn ghế làm bằng tre chẻ đôi và xếp theo chiều cao dần về phía sau.

Những tấm ảnh, những bài viết, danh sách những buổi ghi hình về các nhân vật ...  ngày một dày thêm. Đây là cơ sở để chúng tôi từng bước hoàn thiện hồ sơ, khoanh vùng di tích, trình các ngành chức năng xem xét, công nhận.

Đến quyết tâm của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam quyết tâm thực hiện việc lập hồ sơ để ngành chức năng công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích Quốc gia. Khi có văn bản của Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng di tích là bước đầu để tiến tới xin công nhận di tích Quốc gia. Tôi và Nguyễn Văn Ba được đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam giao nhiệm vụ phối hợp với cán bộ nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên bám sát việc lập hồ sơ khoanh vùng di tích.

Thực tế để làm được việc này chúng tôi đã phải đi lại cơ sở rất nhiều lần. Tôi nhớ, ngày đầu tiên đến xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tôi nhờ anh Thưởng, Giám đốc Đài Truyền thanh truyền hình thành phố cho xe chở đến xã, vào phòng chờ của Chủ tịch UBND xã, anh Nghị tiếp chúng tôi. Khi nghe chúng tôi trình bày về công việc, anh Nghị, Chủ tịch UBND xã đã báo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã và cho cán bộ địa chính đưa chúng tôi ra thực địa.

Khu vực Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xưa kia hiện nay phần lớn nằm dưới lòng Hồ Núi Cốc, một phần còn lại nằm trên địa phận của xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi đo đạc, xác định tọa độ khoanh vùng di tích, vẽ bản đồ… một việc rất quan trọng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia.

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, ngày 26.02.2019 (Ảnh: Nguyễn Ba)

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, ngày 26.02.2019 (Ảnh: Nguyễn Ba)

Có lần khi đoàn công tác của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam có đồng chí Nguyễn Gia Thụy, Chánh Văn phòng và đồng chí Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra đi cùng về xã Tân Thái. Chiều đoàn phải về Hà Nội có việc gấp, tôi đã tình nguyện ở lại để xin 8 con dấu trên bản đồ khoanh vùng từ xã đến huyện lên tỉnh. Khi xác định được lô đất, đo đạc, cắm cọc san ủi tất cả đều làm rất rốt ráo, đúng quy trình.

Có lần, một mình bắt taxi từ Hà Nội lên Thái Nguyên, từ thành phố đi xe ôm về Tân Thái làm việc. Xong việc lại về, về rồi lại lên... đi về rất nhiều lần, có lần được việc, có lần về không. Tuy nhiên chúng tôi không nản, thời gian kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng càng đến gần, chúng tôi càng phải chạy nước rút bất kể ngày đêm.

truong- huynh- thuc-khang2.1
Đại diện Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và UBND xã Tân Thái khảo sát tại địa điểm khoanh vùng di tích, ngày 01.3.2019 (Ảnh: Nguyễn Ba)

Đại diện Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và UBND xã Tân Thái khảo sát tại địa điểm khoanh vùng di tích, ngày 01.3.2019 (Ảnh: Nguyễn Ba)

Khi hoàn thiện thủ tục, chỉ chờ một chữ ký trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, tôi hồi hộp đứng chờ ở hành lang UBND tỉnh, vừa xong hồ sơ tôi lại cấp tốc bắt taxi về Hà Nội để cơ quan kịp trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận di tích cấp Quốc gia.

Rồi ngày đó cũng đến. Khi biết thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích Quốc gia, trong lòng chúng tôi ai cũng dâng trào niềm vui. Công việc lớn và khó hoàn thành được là nhờ tâm huyết, nỗ lực rất cao của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, của các cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam, sự ra sức của các học viên, gia đình giảng viên và học viên. Đặc biệt, có sự quyết tâm và hỗ trợ đắc lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên, của nhân dân, chính quyền huyện Đại Từ và xã Tân Thái cùng sự đồng thuận, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành Trung ương.

Những ký ức của học viên như lời kể của các nhà báo Trần Kiên, Mai Cương, Lý Thị Trung... những bút tích của những giảng viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, những tấm ảnh, bài viết; những thước phim về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, rồi đây sẽ được phổ biến, trưng bày trang trọng nơi cách đây 70 năm là địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là những bằng chứng sinh động của Di tích lịch sử quốc gia này; sẽ là những tài liệu giáo dục truyền thống vô giá về lòng yêu nước, về truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng./.

Mai Chí Vũ

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội