Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí: Cấp bách và thường xuyên!

Thứ sáu, 08/07/2022 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân vừa phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, trong đó trọng tâm là xây dựng, triển khai thực hiện tiêu chí về cơ quan báo chí văn hóa và nhà báo văn hóa.

Đây là một hoạt động thiết thực, trực tiếp triển khai nội dung quan trọng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Cần phải khẳng định rằng xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, trong đó có việc xây dựng người làm báo văn hóa là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên.

xay dung moi truong van hoa trong co quan bao chi cap bach va thuong xuyen hinh 1

Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, trong đó có việc xây dựng người làm báo văn hóa là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên.

Báo chí cách mạng Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 năm xây dựng và phát triển (21/6/1925- 21/6/2025), 100 năm là công cụ chính trị, tư tưởng sắc bén của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và của lãnh tụ Hồ Chí Minh, báo chí đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình đó, báo chí đã và đang trở nên chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, đội ngũ người làm báo tiếp tục dấn thân, sáng tạo nên những tác phẩm báo chí mang đậm nét văn hóa dân tộc. Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra nhiệm vụ “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, đã đặt báo chí lên ngang tầm thời đại, coi đó là mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là chiến lược xây dựng, củng cố công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng trong bối cảnh hiện nay. Nêu ra vấn đề này khi Đảng nhận thấy “Hệ thống thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế, một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích và có biểu hiện thương mại hóa, quản lý mạng xã hội còn bất cập”.

Trước đó, Chỉ thị 43 CT/TW ngày 8/4/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo trong tình hình mới cũng đã chỉ rõ: “Một số tổ chức Hội Nhà báo, cơ quan báo chí chưa chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Một bộ phận hội viên chưa tích cực học tập, nâng cao trình độ tác nghiệp báo chí trong tình hình mới. Vẫn còn tình trạng hoạt động báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng, một số người làm báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, thì báo chí truyền thống dù đã nỗ lực gấp bội vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức, đứng trước nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn lướt. Tuy vậy, nhờ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, báo chí chính thống đã và đang phát huy thế mạnh của mình, thay đổi toàn diện, cải tiến quy trình nghiệp vụ, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, kết hợp các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, đặc biệt báo điện tử, tạo nên diện mạo mới sinh động và hấp dẫn để chiếm lĩnh trận địa, đưa thông tin chính thống đến với độc giả.

Độc giả bình thường hiện nay, những người thường xuyên theo dõi mạng xã hội đưa tin nhanh chóng trên môi trường mạng, đồng thời theo dõi kênh thông tin chính thống đều dễ dàng nhận thấy đâu là ưu điểm, là thế mạnh của nguồn thông tin chính thống. Một tin nhanh nhẩu trên mạng xã hội về một sự việc bất thường, với cách nhận định chủ quan…có thể thu hút sự quan tâm của một bộ phận độc giả. Nhưng khi nguồn tin chính thống được kiểm chứng đưa ra sẽ làm “bẽ bàng” những loại thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật, hay còn gọi là tin giả (fake news) đó. Loại tin giả như thế xuất hiện khá nhiều trên mạng xã hội, được đưa ra một cách có chủ ý, chắc chắn sẽ không có đất sống đối với những độc giả thông minh, hoặc nói rộng hơn là độc giả có phông văn hóa. Mạng xã hội sẽ là chất thử, chất xúc tác thúc đẩy báo chí chính thống, làm triệt tiêu fake news.

Các cơ quan quản lý báo chí công bố các tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa báo chí của người làm báo trong phong trào thi đua của giới báo chí “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” với 12 tiêu chí rất cụ thể, tuy có thể chưa bao hàm hết mọi khía cạnh văn hóa của hoạt động báo chí, nhưng đã nêu tổng quát được các khía cạnh chính trị, nghiệp vụ, đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí, của người làm báo để xây dựng văn hóa cho cơ quan báo chí và người làm báo. Thông qua những tiêu chí này, báo chí cũng góp phần xây dựng nên văn hóa cho độc giả báo chí.

                                                                          Hà Minh Huệ

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn