(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để nhà đầu tư chỉ cần làm việc tại một cửa này, không phải đến nhiều cửa, đến từng bộ, ngành, cơ quan như hiện nay.
Theo đó, phát biểu kết luận phiên họp thứ 4 Tiểu Ban Kinh tế-xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (sáng 13/3), về hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội, trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý hai đặc điểm lớn là tình hình thế giới diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều vấn đề mới, khó lường, tác động rất sâu rộng, trong nước có nhiều thay đổi với những tiến triển mới.
Đáng chú ý, về phần nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thêm một số nội dung, đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực); trong đó tập trung cải cách thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và là "đột phá của đột phá".
Về thể chế, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của các cấp, quản lý theo hiệu quả, mục tiêu; mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong huy động nguồn lực; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng nhấn mạnh, thể chế phải phát huy, giải phóng mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, đặc biệt là phát huy nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
"Quá trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật cần nêu rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm thủ tục, những nội dung phân cấp, phân quyền, những nội dung đề xuất", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội.
Về hạ tầng, Thủ tướng nêu rõ: Trung ương xây dựng hạ tầng chiến lược, hạ tầng quốc gia, liên vùng; với các hạ tầng còn lại thì phát huy tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.
Về nhân lực, tập trung phát triển nguồn nhân chất lượng cao, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực, giữ chân người tài bằng chính sách thu nhập, nhà ở, chính sách visa thu hút các nhà khoa học, chuyên gia giỏi, tỷ phú, người nổi tiếng…; tạo môi trường làm việc tốt, bảo đảm liên thông trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt chú ý nghiên cứu cơ bản, gắn kết giữa khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn.
Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm từ 3%-5% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ. Quản trị phải thông minh, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước, trợ lý ảo cho công dân.
"Môi trường đầu tư kinh doanh phải thực sự thông thoáng; đặc biệt là xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để nhà đầu tư chỉ cần làm việc tại một cửa này, không phải đến nhiều cửa, đến từng bộ, ngành, cơ quan như hiện nay", Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động tối đa nguồn lực trong dân, nguồn lực doanh nghiệp bằng các mô hình cụ thể, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh dàn trải và bệnh hình thức, mang lại hiệu quả cân đong đo đếm được.
Về hợp tác công tư, cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình lãnh đạo công, quản trị tư như với các khu công nghiệp đang làm, điển hình như các khu VSIP…; đầu tư công, quản lý tư như với các nhà khách, nhà thi đấu, công viên, sân vận động…; đầu tư tư, sử dụng công như cơ quan nhà nước thuê trụ sở do tư nhân xây dựng…
Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân; đồng thời phân tích rõ vai trò, vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Theo Thủ tướng, phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới; ươm tạo, phát triển nhân tài trong các lĩnh vực và doanh nghiệp tiềm năng; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và nâng cao chất lượng, nâng tầm doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực, thế giới.
Bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội; chú trọng đầu tư cho nguồn lực con người, cho giáo dục-đào tạo, y tế, triển khai các chương trình mục tiêu về y tế và giáo dục, mọi người dân được tiếp cận bình đẳng về y tế và giáo dục. Quan tâm chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh, bảo vệ tính mạng người dân. Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời. Phát huy tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; đẩy mạnh tự chủ của các trường đại học; thành lập các đại học thuộc các bệnh viện lớn. Chú ý hạ tầng cho vùng sâu, xa, vùng biên giới, hải đảo, nhất là hạ tầng điện, hạ tầng số.
Phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới và quốc tế hóa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp; xử lý ô nhiễm không khí, làm sạch các dòng sông tại Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
(CLO) “Dạ hội Cựu sinh viên Thủ đô" năm 2025 sẽ chính thức diễn ra vào chiều tối 12/4/2025 tại khuôn viên trường Đại học Tổng hợp cũ - 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam tại Phủ Chủ tịch.
(CLO) Chuỗi sự kiện “Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” không chỉ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà còn mang đến cho công chúng nhiều góc nhìn độc đáo, sáng tạo.
(CLO) Chiều 26/3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội).
(CLO) Tại buổi làm việc với 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao vai trò tiên phong của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền và tinh gọn bộ máy.
(CLO) Đến nay, cơ quan điều tra thu giữ 1,4 tấn ketamin với độ tinh khiết rất cao, cùng gần 80 tấn hóa chất, bắt giữ 11 đối tượng, trong đó 04 đối tượng người Trung Quốc, 03 đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), 04 đối tượng người Việt Nam.
(CLO) Ngày 26/3, hơn 1.000 thanh niên trong nước và quốc tế đã cùng nhau tham gia hoạt động "Đi bộ vì Con người và Hành tinh" tại Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội).
(CLO) Mỹ vừa đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong tiếp cận công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực siêu máy tính, điện toán lượng tử và AI.
(CLO) Chủ tịch nước khẳng định, trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác sáng tạo, hiệu quả và đã lập nhiều chiến công xuất sắc.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phong trào "Bình dân học vụ số" có sự gắn kết chặt chẽ về tên gọi, giá trị cốt lõi và bài học kinh nghiệm của phong trào "Bình dân học vụ" trước đây - một trong những phong trào thành công nhất trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Do đó, phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.
(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, một số sản phẩm gây mất an toàn như nồi hơi, lò hơi nhưng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 và các sản phẩm này trong quá trình vận hành đã gặp sự cố gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Do đó, đề nghị bổ sung các sản phẩm gây mất an toàn này vào danh mục hàng hóa thuộc nhóm 2 trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 27/3, khu vực từ Nghệ An đến Huế có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm thấp nhất phổ biến 50-60%. Nắng nóng cảnh báo xảy ra cháy nổ tại khu dân cư và cháy rừng, dự báo tới ngày 29/3 nắng nóng kết thúc ở khu vực này.
(CLO) Dọc tuyến quốc lộ 48E đoạn từ TX. Thái Hòa đến xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xuất hiện nhiều xe tải chở hàng có dấu hiệu quá khổ, quá tải, rầm rộ lưu thông cả ngày và đêm.
(CLO) Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam tại Phủ Chủ tịch.
(CLO) Chủ tịch nước khẳng định, trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác sáng tạo, hiệu quả và đã lập nhiều chiến công xuất sắc.
(CLO) Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên không thực hiện sắp xếp sáp nhập.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phong trào "Bình dân học vụ số" có sự gắn kết chặt chẽ về tên gọi, giá trị cốt lõi và bài học kinh nghiệm của phong trào "Bình dân học vụ" trước đây - một trong những phong trào thành công nhất trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Do đó, phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.
(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, một số sản phẩm gây mất an toàn như nồi hơi, lò hơi nhưng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 và các sản phẩm này trong quá trình vận hành đã gặp sự cố gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Do đó, đề nghị bổ sung các sản phẩm gây mất an toàn này vào danh mục hàng hóa thuộc nhóm 2 trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng phối hợp với TP Hà Nội để xác định, nắm rất rõ nguồn gây ô nhiễm, tỷ lệ, thời điểm ô nhiễm nặng, và có giải pháp, cơ chế để xử lý dứt điểm như: Di dời, đóng cửa những cơ sở gây ô nhiễm nặng; áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cao hơn về khí thải phương tiện giao thông…
(CLO) Ngày 26/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nhân dịp Thủ tướng và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.