(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Tiềm năng xuất khẩu qua thương mại điện tử rất lớn
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.
Thống kê của Amazon Global Selling cho thấy, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD tăng vọt gần gấp 10 lần. Thông qua nền tảng của Amazon, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tuyến với hơn 2 tỷ người mỗi năm ở các thị trường khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và rất nhiều quốc gia khác như Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ...
Tại Tọa đàm “Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam gần với thị trường rất lớn là Trung Quốc. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới như: Amazon, Alibaba, Timo... để hàng hóa khi lên sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất.
Theo một số báo cáo thông tin về thị trường, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm đến khoảng 20-22% giá trị của thương mại điện tử toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ước tính gấp 2,3 lần thương mại điện tử.
Bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn, có một số ước tính về xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới, năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, năm 2027 kỳ vọng đạt hơn 11 tỷ USD nếu có những cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng thương mại điện tử cũng như Nhà nước.
Chia sẻ về tiềm năng của các sản phẩm, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, về lĩnh vực sản xuất, ở Việt Nam có đặc thù sản xuất tại nội địa rất mạnh. Đây là tiềm lực để chúng ta từ đó tận dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có hiểu biết nhất định để phát triển nhiều hơn nữa.
Là một trong những doanh nghiệp nhỏ kinh doanh nông sản hữu cơ, Công ty Organic Viet Food (OVF) đã quyết định đưa sản phẩm hạt điều lên sàn thương mại điện tử để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Xác định làm chuẩn ngay từ đầu, sản phẩm hạt điều Bình Phước đã được OVF xây dựng thương hiệu Newbam với bao bì, mẫu mã, đóng gói… đúng chuẩn để xuất khẩu.
Song song với đó, OVF đã đăng ký kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Amazon, đồng thời kiên trì học hỏi và đáp ứng đúng các tiêu chí do Amazon hướng dẫn. Nhờ đó, sản phẩm hạt điều Newbam đã nhanh chóng được lên kệ của Amazon. Tháng 11/2022, hạt điều Newbam đã xuất đợt hàng đầu tiên đến Mỹ. Đến nay, hạt điều Newbam đã xuất khẩu khá đều đặn đến Mỹ và Canada.
Định vị thương hiệu sản phẩm Việt trên sàn thương mại điện tử
Thời gian qua, sự nỗ lực của các DN trong việc đưa hàng hóa xuất khẩu lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Amazon, JD.com, Alibaba, Shopee Global… đã góp phần đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm tiếng là của Việt Nam nhưng lại mang thương hiệu nước ngoài khiến các DN đang phải chịu “thiệt đơn, thiệt kép”.
Đơn cử như cà phê, phần lớn người dùng biết đến thương hiệu cà phê Starbucks, nhưng ít người biết rằng, một trong số nguyên liệu cà phê đó được nhập khẩu từ Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với sản lượng và chất lượng cà phê cao, nhưng hiện nay chưa có thương hiệu cà phê Việt nào lọt vào danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới.
Chuyên gia về thị trường cà phê Trần Thanh Hải cho biết, hiện Việt Nam vẫn là nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% thị phần toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể quyết định giá bán loại cà phê này. Dù xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng chuỗi giá trị gia tăng cho người trồng cà phê Việt Nam rất nhỏ bởi hiện nay, trong thương mại, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô.
Thực tế thì Việt Nam có rất ít công ty làm được thương hiệu cà phê Việt trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Thái Lan hiện có những thương hiệu cà phê cao cấp, bán đến 50 – 100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới.
Hay như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là đồ gốm sứ và hàng dệt may. Việt Nam có truyền thống lâu đời trong sản xuất đồ gốm sứ và là một trong những nước xuất khẩu đồ gốm sứ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam ở dạng phôi gốm, chưa qua trang trí, vẽ men và nung…. Nhiều sản phẩm này được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Châu Âu và sau đó được bán trên sàn TMĐT dưới tên thương hiệu của các nước này.
Trên các nền tảng TMĐT như Amazon, rất nhiều sản phẩm như hạt điều, tiêu đen và các loại gia vị khác từ Việt Nam được bán dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Vì thế, người tiêu dùng quốc tế thậm chí còn không biết họ đang sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam. Điều này làm mất đi cơ hội quảng bá thương hiệu Việt và tạo ra giá trị gia tăng từ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương) cho biết, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 cả nước ước đạt hơn 354,5 tỷ USD nhưng trong đó kim ngạch xuất khẩu qua sàn TMĐT chỉ chiếm khoảng 5 - 6 tỷ USD. Ông cho rằng, đây là con số khiêm tốn và là dư địa rất lớn cho DN Việt có cơ hội gia nhập, bứt phá trong thời gian tới.
Nhưng cũng phải thừa nhận, qua các nền tảng TMĐT như Amazon, Etsy, Alibaba... số lượng các sản phẩm mang thương hiệu Việt đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 12 tháng tính đến đầu tháng 9/2023, các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã bán ra 17 triệu sản phẩm mang thương hiệu Việt cho khách hàng trên khắp thế giới, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%, với hàng nghìn doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn cầu.
Góp ý về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, để thành công, các doanh nghiệp cần hiểu rõ cách kể câu chuyện thương hiệu của mình và áp dụng các công cụ số. Doanh nghiệp cần xây dựng và bảo vệ thương hiệu, lên kế hoạch các chương trình khuyến mãi trên môi trường trực tuyến và tìm hiểu nhu cầu thị trường một cách bài bản và dài hạn.
Chia sẻ với VnBusiness, bà Dương Thị Thu Hiền, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Dược liệu Trương Dương – đơn vị chuyên sản xuất tinh dầu sả chanh cho hay, hiện sản phẩm tinh dầu sả chanh Trương Dương được bán chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước châu Âu.
“Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng bảo hộ, tạo điều kiện kết nối giúp doanh nghiệp quảng bá, từng bước tiếp cận và bán những sản phẩm là thế mạnh của bà con nông dân qua các nền tảng bán hàng trực tuyến”.
Khẳng định thương hiệu quốc gia là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu, ông Phạm Xuân Tùng, thành viên Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến (VESA), cho biết: “Những sản phẩm “made in Vietnam” đã xuất hiện trên nhiều kệ hàng và được sự đón nhận của thị trường quốc tế. DN có thể tận dụng lợi thế đó để kể câu chuyện thương hiệu, về vùng nguyên liệu hay người nông dân để tạo ấn tượng cho sản phẩm”.
Là chuyên gia tư vấn chiến lược và hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia TMĐT xuyên biên giới, ông Tùng nhìn nhận vấn đề sở hữu trí tuệ là thách thức của doanh nghiệp Việt, nhất là DN nhỏ. Nếu không nhận thức đúng tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ mất thương hiệu ở thị trường nước ngoài.
Cũng theo vị chuyên gia này, khi dịch chuyển từ mô hình B2B sang B2C, “bài toán đau đầu” cho các doanh nghiệp xuất khẩu là tìm phương án tối ưu chi phí logistics.
Để làm được điều đó, ông Tùng cho rằng doanh nghiệp cần am hiểu nền tảng thương mại điện tử mình đang triển khai bán hàng. Ông gợi ý: “Phần lớn các công ty Việt Nam ưa chuộng kiểu bao bì lớn để tạo cảm giác chất lượng cho sản phẩm. Tuy nhiên, khi bán hàng trên Amazon, chi phí vận chuyển được tính dựa trên thể tích và khối lượng sản phẩm. Từ thực tế đó, để giảm thiểu chi phí logistics, ta cần tối ưu hai yếu tố này”.
Dù tồn tại một số thách thức nhưng thị trường bán hàng thương mại điện tử còn rất nhiều cơ hội để các sản phẩm, thương hiệu Việt “tỏa sáng”. Điều quan trọng là các DN cần phải biết nắm cơ hội theo những nguyên tắc quốc tế.
Nói như ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của quốc gia. Khi thương hiệu quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế, sẽ tạo ra sự bảo chứng về uy tín và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
(CLO) Tin từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, dự báo tuần trước và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 90.000 lượt khách và 550 lượt chuyến bay qua cảng.
(CLO) Gazprom, gã khổng lồ khí đốt Nga, đối mặt khủng hoảng nghiêm trọng: mất thị trường châu Âu, cắt giảm 40% nhân sự, phụ thuộc vào Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
(CLO) Trong hai tuần thử nghiệm, camera AI tại Anh phát hiện 849 vi phạm giao thông nghiêm trọng, với 533 trường hợp không thắt dây an toàn, gây xôn xao dư luận.
(CLO) Trong năm 2024, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai tổng cộng 153 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua các cuộc thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm về kinh tế với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
(CLO) Bộ Y tế yêu cầu dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Sẵn sàng thu dung người bệnh trong trường hợp dịch bệnh xảy ra.
(CLO) Kết thúc năm 2024, mẫu xe Toyota Innova Cross giữ chắc ngôi vị ô tô hybrid đắt khách nhất thị trường. Tuy nhiên, vị thế này hoàn toàn có thể sớm thay đổi.
(CLO) Ngày 17/1, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Ninh.
(CLO) Chiều 17/1, Đoàn công tác lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 18/1, Nam Bộ có mây, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3. Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, trời rét.
(CLO) Thi đấu đầy nỗ lực, đội tuyển futsal Việt Nam đã giành chiến thắng đậm 21-0 trước futsal Macau (Trung Quốc) để chính thức giành vé dự VCK giải futsal nữ châu Á 2025.
(CLO) Ngày 17/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã bắt giữ và khởi tố bị can với nhóm môi giới mua bán thận, gồm Nguyễn Văn Tân (SN 1984 ở xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Thị Dung (SN 1985, ở Thái Bình) và Võ Thị Cưng (SN 1992, ở Bình Thuận).
(CLO) Ngày 17/1, Công an thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an thành phố đối với Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông và Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Tham mưu Công an thành phố.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Trưởng Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu.
(CLO) Ngày 17/1, hai tàu du lịch biển 5 sao quốc tế là Seabourn Encore và Silver Whisper đều mang quốc tịch Bahamas cùng cập bến, đã đưa hơn 1.200 khách đến TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.
(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.
(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.