Rút nhân sự tại trạm thu phí, mở barie để đảm bảo an toàn trước bão số 3
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam quyết định cho phép chủ đầu tư các dự án BOT khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão YAGI) mở barie, rút nhân sự vận hành tại các trạm thu phí.
Theo dõi báo trên:
2 năm đại dịch COVID-19 tàn phá đã khiến hoạt động vận tải hành khách nói chung và hoạt động vận tải hành khách nói riêng tại Hà Nội gặp vô vàn khó khăn. Trong đợt bùng phát lần thứ 4, thậm chí hệ thống xe buýt ở Hà Nội phải dừng hoạt động trong thời gian dài.
Bước sang năm 2022 với những kết quả tích cực trong phòng chống dịch bệnh, các hoạt động sản xuất kinh tế dần được phục hồi cũng là lúc vận tải hành khách công cộng ghi nhận sản lượng vận chuyển hành khách tăng dần.
Thông tin từ Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết lượng khách đi xe buýt, đường sắt đô thị trong 4 tháng đầu năm 2022 đã đạt 48,1 triệu lượt; đặc biệt với xe buýt đạt 46,1 triệu lượt.
Lượng hành khách đi xe buýt liên tục tăng lên qua các tháng, nhất là khách đi lại thường xuyên (khách vé tháng). Thống kê cho thấy, sản lượng tem vé tháng tháng 4 đã tăng 68,6% so với tháng 3.
Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội, sau hơn 4 tháng đi vào vận hành, các tuyến xe buýt điện đầu tiên trên địa bàn Hà Nội cũng đã hoạt động ổn định. Sản lượng hành khách có xu hướng tăng dần, bình quân 16-20 hành khách/lượt. Số lượng hành khách sử dụng vé tháng khá cao, bình quân đạt trên 107 hành khách/1 tháng/1 tuyến.
Tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội được kiểm soát và giảm mạnh, các hoạt động kinh tế xã hội được trở lại bình thường, trong đó có việc học sinh, sinh viên đi học trực tiếp đã dẫn đến nhu cầu đi lại của người dân tăng lên, nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng theo đó cũng tăng lên.
Chất lượng dịch vụ vận tải công cộng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đã được cải thiện, số lượng tuyến và số lượng phương tiện đều tăng, vùng phục vụ được mở rộng,...
Với vai trò là đơn vị chủ lực trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã và đang tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hợp lý hóa luồng tuyến, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt.
Bên cạnh đó, đổi mới đoàn phương tiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của thành phố Hà Nội là nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 30 - 35% vào năm 2025 và đạt 35 - 40% vào năm 2030.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Thanh Nam chia sẻ, trong các giai đoạn vừa qua, Thành phố đã dành nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới xe buýt. Đến nay Hà Nội đã xóa được các “vùng trắng” xe buýt, mạng lưới buýt Thủ đô đã tiếp cận đến 30/30 quận huyện, thị xã.
Tại Kỳ họp thứ Ba, HĐND TP. Hà Nội khoá XVI đã thông qua “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021 - 2025” với 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó chú trọng đến mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội, 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Thành phố dành khoảng 1.300 tỷ đồng trợ giá cho hành khách đi xe buýt. Giai đoạn sắp tới, thực hiện chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, xe buýt sẽ còn được quan tâm đầu tư hơn nữa và nguồn trợ giá hằng năm sẽ tiếp tục tăng thêm.
Ngoài những thuận lợi, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước mắt cũng như lâu dài cần được tháo gỡ.
Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, đại diện Transerco cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xe buýt phải giảm 50% tần suất hoạt động với thời gian quy đổi ước tính chiếm khoảng một nửa quý I/2022 dẫn đến sản lượng chuyến lượt bằng 75,3% kế hoạch. Cùng với giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến giá của các loại hình dịch vụ, hàng hoá tăng theo.
Đặc biệt việc thiếu làn đường riêng; thiếu quỹ đất dành cho hạ tầng, điểm đầu - cuối; hành lang và các điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt chưa thuận tiện đã khiến việc phát huy những thế mạnh của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội bị hạn chế.
Như hiện nay, Hà Nội hầu như không có làn đường riêng, xe buýt phải ngụp lặn trong dòng phương tiện cá nhân đông đúc, không đảm bảo được thời gian di chuyển khiến nhiều người dân không mặn mà với loại hình vận tải hành khách công cộng này.
Khu vực đô thị trung tâm, nơi tập trung đông dân cư là nơi xe buýt gặp nhiều khó khăn nhất trong thu hút người dân. Không gian dành cho người đi bộ quá chật hẹp do vỉa hè bị lấn chiếm khiến người dân ngại đi bộ và ngày càng lệ thuộc vào xe cá nhân.
Mặt khác, đa số điểm dừng chờ xe buýt trong nội thành đều chưa có điểm gửi xe, chưa đáp ứng nhu cầu kết nối, chuyển từ xe cá nhân sang xe buýt của người dân. Những khó khăn khách quan này đang ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả khai thác và tính ổn định, bền vững của xe buýt nói riêng cũng như vận tải hành khách công cộng nói chung tại Hà Nội.
Bên cạnh những khó khăn chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, xe buýt Hà Nội cũng còn bất cập ngay trong nội tại, nhất là chất lượng dịch vụ. Nếu không phát huy được, xe buýt sẽ ngày càng kém hấp dẫn với người dân.
Một trong những tồn tại mà giới chuyên gia nhắc đến nhiều trong thời gian qua, đó là mạng lưới tuyến của xe buýt chưa thực sự hợp lý. Nhiều tuyến xe buýt thưa vắng khách, không đảm bảo hiệu quả khai thác nhưng vẫn buộc phải duy trì.
Trong khi đó khu vực đông dân cư nhất là 12 quận nội thành Hà Nội lại đang rất thiếu các loại hình xe buýt nhỏ, phù hợp với giao thông ngõ phố, khiến nhiều người dân không tiếp cận được với vận tải hành khách công cộng.
Thực tế này cho thấy sự phân bổ nguồn lực cho xe buýt và hợp lý hóa mạng lưới tuyến đang còn nhiều bất cập, cần được sớm điều chỉnh. Đồng thời việc cải tiến các điểm trung chuyển giao thông sao cho người dùng dễ sử dụng cần được chú trọng để từ đó thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Thế Anh
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam quyết định cho phép chủ đầu tư các dự án BOT khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão YAGI) mở barie, rút nhân sự vận hành tại các trạm thu phí.
(CLO) Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão YAGI), Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa quyết định bãi bỏ nhiều chuyến tàu từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh và Sapa trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão YAGI).
(CLO) Hôm nay (7/9), toàn bộ xe buýt và hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội gồm tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
(CLO) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.