Xem xét cấm biểu diễn, cấm sóng với nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Thứ năm, 22/12/2022 21:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đang xây dựng quy trình xử lý nghệ sĩ vi phạm pháp luật. Theo đó, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên... sẽ bị cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm hoạt động trên mạng nếu sai phạm.

Ngày 22/12, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử năm 2022, định hướng nhiệm vụ năm 2023. Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - trưởng phòng thông tin điện tử, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) xây dựng quy trình xử lý những cá nhân hoạt động nghệ thuật có hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật.

xem xet cam bieu dien cam song voi nghe si vi pham phap luat hinh 1

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chủ trì Hội nghị - Ảnh: Trần Tuấn

xem xet cam bieu dien cam song voi nghe si vi pham phap luat hinh 2

Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do phát biểu tại hội nghị

xem xet cam bieu dien cam song voi nghe si vi pham phap luat hinh 3

Hữu Tín bị truy tố vì tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hồi tháng 6 - Ảnh: Công an cung cấp

Theo đó, những cá nhân vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử, vi phạm đạo đức có thể bị cấm sóng, cấm diễn, cấm đăng tải thông tin trên mạng xã hội hay xuất hiện trên các đài phát thanh, truyền hình.

“Năm 2023, Bộ TTTT sẽ tiếp tục rà quét, xử lý các vi phạm trên mạng internet, trong đó tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để xử lý hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ trên môi trường mạng”, bà Huyền cho hay.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, chế tài xử phạt các vi phạm hành chính của nghệ sĩ trên môi trường mạng hiện nay khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Theo quy định hiện hành, các mức phạt từ 5-15 triệu đồng.

Theo ông, nếu tăng tiền xử phạt lên cũng không đủ sức răn đe. Đó là lý do Bộ TTTT đề xuất quy trình xử lý với nghệ sĩ vi phạm. Ông cho biết: "Các nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai phạm, vi phạm pháp luật ngoài xử phạt hành chính còn có thể bị khóa kênh, cắt nguồn tiền quảng cáo. Sau đó họ có thể bị xem xét cắt sóng, cấm biểu diễn”.

Ông cho biết thêm, sau khi quy trình này được thông qua, Cục sẽ chính thức công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trước đó, vào năm 2021, Bộ VHTTDL đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Trong đó bộ quy tắc yêu cầu nghệ sĩ tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, không được sáng tác, phổ biến, lưu hành, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Tuy nhiên đây là khung về quy tắc ứng xử chứ không phải quy phạm pháp luật nên không có phần xử phạt, hay quy định về cấm sóng các nghệ sĩ.

xem xet cam bieu dien cam song voi nghe si vi pham phap luat hinh 4

Hiền Hồ (phải) gây bức xúc dư luận khi trở lại biểu diễn ngay sau scandal

Tăng cường xử lý thông tin độc hại trên nền tảng internet

Tại Hội nghị, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, năm 2022, Bộ TTTT đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung quy định để xử lý tình trạng “báo hóa” trang tin điện tử và mạng xã hội; quản lý chặt hơn dịch vụ nội dung cung cấp xuyên biên giới; đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp trong nước…

Năm 2022, nhằm ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin sai sự thật, tin giả trên mạng internet, Trung tâm xử lý tin giả và Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã tăng cường năng lực rà quét 300 triệu tin/ngày.

Bộ TTTT cũng đã xây dựng và công bố Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Thực hiện truyền thông chủ động, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí định kỳ hoặc khi có tình huống mới, phát sinh.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao tỷ lệ chặn gỡ các tin giả, xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới (Facebook, YouTube, TikTok), năm 2022, đạt tỷ lệ trên 92%.

Nguyễn Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa